• Tiếng Việt
  • Tiếng Anh
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Ý tưởng mô hình liên kết trong phát triển không gian đô thị khu vực miền Trung - Tây Nguyên

Trần Quyết Thắng*

Tóm tắt: Bài viết là kết quả bước đầu của ý tưởng nghiên cứu mô hình liên kết trong phát triển không gian đô thị khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Người đọc sẽ tìm thấy trong bài viết này 3 ý tưởng mô hình liên kết được đề xuất gồm: (1) mô hình liên kết phát triển du lịch; (2) mô hình liên kết tiêu thụ sản phẩm và (3) mô hình liên kết bảo vệ môi trường và ứng phó dịch bệnh. Mỗi một mô hình hàm chứa hai vấn đề nội dung quan trọng: (i) sự cần thiết và (ii) cấu trúc mô hình. Ngoài ra, vì bài viết chỉ mới là một dạng dự thảo của ý tưởng khoa học lớn hơn sau đó, do vậy đoạn cuối của bài viết, tác giả bàn luận và khuyến nghị 4 vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ để hiện thực hoá ý tưởng lớn này.

Từ khoá: Không gian đô thị; Miền Trung - Tây Nguyên; Mô hình liên kết.

* Tiến sĩ, Giảng viên, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, email: tranquyetthang.101090@gmail.com.

  1. Bối cảnh nghiên cứu

Mặc dù bối cảnh Việt Nam hiện thời, dịch bệnh đang ở trong trạng thái phức tạp và có xu hướng khó kiểm soát hơn. Nhưng điều đó không phải là một nhân tố làm thay đổi bối cảnh kinh tế - xã hội chung của Việt Nam ở cả quá khứ lẫn tương lai. Chính vì thế, bối cảnh nghiên cứu của đề tài tác giả đặt trong cả một lộ trình, bao gồm cả khoảng thời gian tạo ra những di sản ở hiện tại và những dư địa phát triển trong tương lai.

Việt Nam đang bước vào một thời kỳ phát triển mới nhiều thuận lợi với dân số vàng; trung điểm của xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu; các bệ đỡ hạ tầng dần được hoàn thiện nhờ kết quả triển khai trong khoảng 20 năm trở lại và một đội ngũ lãnh đạo ngày càng chuyên nghiệp. Di sản của một giai đoạn tương đối ngắn phát triển thị trường tự do bao gồm: chính trị ổn định; nền kinh tế phát triển nhanh chóng và tương đối toàn diện; nền tảng xã hội bền vững; địa vị quốc gia trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao; công nghệ thông tin ngày càng được chú trọng phát triển và hứa hẹn về một nền kinh tế số trong tương lai gần; tốc độ đô thị hoá cao.

Tuy nhiên, cũng như các nền kinh tế khác, Việt Nam cũng đang đối mặt với rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Đó là tình trạng mất cân đối tỷ trọng ngành; tính bền vững trong ngành nông nghiệp còn thấp; kinh tế còn phụ thuộc vào đầu tư nước ngoài; tỷ lệ đô thị hoá chưa cao; chính sách còn nhiều bất cập và những vấn đề thuộc về thiên tai, dịch bệnh ngày một trầm trọng hơn.

           Ở khía cạnh khác, với cơ chế phi tập trung hoá ngày càng rõ nét, chính quyền địa phương có nhiều quyền chủ động hơn, do đó đã thúc đẩy hoạt động khai thác tiềm năng của từng vùng lãnh thổ, mang đến nhiều kết quả tốt đẹp trong quá trình phát triển kinh tế địa phương và kinh tế vùng. Đặc biệt, vấn đề phát triển đô thị đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, diện mạo đô thị nhỏ đang thay đổi từng ngày theo hướng đồng bộ, khang trang hơn. Tuy nhiên, khía cạnh khác của phi tập trung lại cho thấy những mặt hạn chế. Xu hướng phát triển độc lập của từng địa phương đã dẫn đến nguy cơ mỗi tỉnh là “một pháo đài” và mỗi đô thị là một không gian riêng lẻ. Hệ quả là, trong việc đối mặt với những vấn đề mang tính “không của riêng ai” như cạnh tranh, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu,... các địa phương không có tiếng nói và hành động chung. Mục tiêu về một mạng lưới đô thị có tính liên kết để thúc đẩy phát triển du lịch đô thị, đào tạo nhân lực theo nhu cầu hay hình thành chuỗi cung ứng khép kín vì thế cũng chưa được xác lập trên thực tế. Chính vì thế, thực tiễn đòi hỏi phải có những nghiên cứu đề xướng các cơ chế liên kết giữa các địa phương trong vùng và các vùng trong khu vực để tạo ra một địa thế phát triển hiệu quả và hài hoà hơn.

Khu vực miền Trung - Tây Nguyên là một không gian tự nhiên rộng lớn có sự xen kẻ của nhiều đô thị với đa dạng về văn hoá, quy mô và lĩnh vực thế mạnh khác nhau. Những đặc tính này hứa hẹn tiềm năng liên kết để tạo ra một không gian đô thị có tính tương hỗ cùng phát triển theo hướng bền vững. Chính điều đó thúc đẩy tác giả hình thành ý tưởng về mô hình liên kết không gian đô thị cho khu vực này.

----------------------------------------------

Bài đăng trên Kỷ yếu Hội thảo quốc tế: Quản trị rủi to và phát triển đô thị bền vững

(Tham khảo thông bài viết xin liên hệ trực tiếp:

- Bộ phận Thư viện Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng

Địa chỉ: Tầng 8. Số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

Nhân viên Thư viện: Nguyễn Thị Đậm (ĐT: 0986534092, Email: dam.sdin@gmail.com)


Nguồn:Kỷ yếu Hội thảo quốc tế: Quản trị rủi ro và phát triển đô thị bền vững Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết