Tác động của đại dịch Covid 19 đến phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam
Tóm tắt: Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam đã và đang tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, v.v. Nhưng, đô thị hóa nhanh cũng tạo ra những thách thức không nhỏ cho sự phát triển bền vững như: gia tăng ô nhiễm chất thải, không khí, tiếng ồn, v.v. chưa kể đến những tác động khách quan từ bão lũ, biến đổi khí hậu, dịch bệnh, v.v. Từ khi xuất hiện lần đầu ở Việt Nam đến nay, đại dịch Covid-19 đã tác động không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và các đô thị nói riêng. Bài viết phân tích diễn biến của đại dịch Covid-19 và tác động của nó đến phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp ứng phó nhằm thực hiện đồng thời mục tiêu kép: vừa phát triển kinh tế góp phần vào phát triển đô thị, vừa phòng chống dịch bệnh hướng đến phát triển bền vững.
Từ khóa: Dịch Covid-19; Phát triển bền vững; Phát triển bền vững đô thị.
[1] Tiến sĩ, NCVCC, Quyền Giám đốc, Trung tâm Phân tích và Dự báo, email: bachviet62@gmail.com.
[2] Thượng tá, Giảng viên, Học viện Chính trị Bộ Quốc phòng, email: nguyenduchieu19762006@gmail.com.
- Đặt vấn đề
Đô thị hóa là quá trình tất yếu ở mỗi quốc gia, trong 10 năm gần đây, đô thị hóa ở Việt Nam diễn ra khá nhanh, tạo hiệu ứng lan toả diện rộng trên phạm vi các tỉnh, thành và cả nước. Tỷ lệ đô thị hóa đã tăng từ 30,5% năm 2010 lên 40% năm 2020. Nhiều đô thị mới được hình thành, phát triển; nhiều đô thị cũ được cải tạo, nâng cấp hạ tầng cơ sở, v.v. Tính đến tháng 4/2019, số đô thị của cả nước là 830, gồm 2 đô thị đặc biệt (Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh), 19 đô thị loại I, 29 đô thị loại II, 45 đô thị loại III, 80 đô thị loại IV và 655 đô thị loại V (NCIF, 2019). Khu vực đô thị đang ngày càng thể hiện vai trò động lực phát triển kinh tế - xã hội của vùng và cả nước, đóng góp khoảng 70% GDP cả nước, chiếm tỷ trọng lớn trong thu ngân sách quốc gia (Vũ Trọng Lâm, Nguyễn Thị Diễm Hằng, 2021).
Không thể phủ nhận, đô thị hóa nhanh đã và đang tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội, như: góp phần tăng trưởng kinh tế, phát triển loại hình du lịch đô thị, cải thiện tình trạng đói nghèo, v.v. Tuy nhiên, cũng tạo ra những thách thức không nhỏ cho sự phát triển bền vững như: gia tăng ô nhiễm chất thải, không khí, tiếng ồn, v.v. chưa kể tới những tác động khách quan từ bão lũ, biến đổi khí hậu, dịch bệnh, v.v. Bài viết tập trung phân tích tác động của đại dịch Covid- 19 đến phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp ứng phó nhằm thực hiện đồng thời mục tiêu kép là vừa phát triển đô thị góp phần vào phát triển kinh tế và vừa phòng chống dịch hướng đến phát triển bền vững.
-----------------------------------------
Bài đăng trên Kỷ yếu Hội thảo quốc tế: Quản trị rủi to và phát triển đô thị bền vững
(Tham khảo thông bài viết xin liên hệ trực tiếp:
- Bộ phận Thư viện Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng
Địa chỉ: Tầng 8. Số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội
Nhân viên Thư viện: Nguyễn Thị Đậm (ĐT: 0986534092, Email: dam.sdin@gmail.com)
Nguồn:Kỷ yếu Hội thảo quốc tế: Quản trị rủi ro và phát triển đô thị bền vững Copy link