• Tiếng Việt
  • Tiếng Anh
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Biến đổi khí hậu và những thích ứng để phát triển bền vững nông nghiệp ở Việt Nam

Lê Thị Lý*

Tóm tắt: Biến đổi khí hậu đã và đang gây ra nhiều tác động tiêu cực đến hệ sinh thái cũng như đời sống của con người trên toàn thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Sản xuất nông nghiệp Việt Nam có mối quan hệ qua lại mật thiết và hết sức phức tạp với các yếu tố khí hậu và thời tiết. Những hậu quả của biến đổi khí hậu đòi hỏi phải thích nghi và ứng phó để phát triển bền vững nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay.

Từ khóa: Biến đổi khí hậu; Bền vững; Nông nghiệp.

Thạc sĩ, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.

1. Vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu và ảnh hưởng đối với Việt Nam
Biến đổi khí hậu (viết tắt là BĐKH):
Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) định nghĩa khí hậu là "Tổng hợp các điều kiện thời tiết ở một khu vực nhất định đặc trưng bởi các thống kê dài hạn các biến số của trạng thái khí quyển ở khu vực đó".
Biến đổi khí hậu theo UNFCCC (Công ước khung về BĐKH) là sự thay đổi của khí hậu do sự đóng góp trực tiếp hoặc gián tiếp từ các hoạt động của con người làm thay đổi các thành phần của khí quyển, bổ sung thêm cho những biến động khí hậu tự nhiên được quan trắc trong một thời gian khá dài. Như vậy, BĐKH là sự khác biệt giữa các giá trị trung bình dài hạn của một tham số hay thống kê khí hậu, trong đó trung bình được thực hiện trong một khoảng thời gian xác định, thường là vài thập kỷ, thậm chí hàng thế kỷ. Sự biến động của khí hậu dài hạn sẽ dẫn tới BĐKH.
Theo NASA Climate, hợp những dấu hiệu rõ ràng của sự thay đổi khí hậu nhanh chóng toàn cầu là [1].
Nhiệt độ toàn cầu tăng lên.Từ cuối thế kỷ 19, nhiệt độ bề mặt trung bình của hành tinh đã tăng khoảng 1,18 độ C, chủ yếu do lượng khí thải carbon dioxide tăng lên trong bầu khí quyển và các hoạt động khác của con người trên thế giới. Trong 40 năm qua, sự nóng lên đã xảy ra, nhất là 7 năm gần đây. 
Đại dương ấm lên. Trái đất dự trữ 90% năng lượng thừa trong đại dương. Đại dương đã hấp thụ phần lớn lượng nhiệt gia tăng, với 100 mét trên cùng của đại dương đã ấm lên hơn 0,33 độ C kể từ năm 1969.
 
Băng tan. Khối lượng các tảng băng ở Greenland và Nam Cực đã giảm. Dữ liệu từ Trung tâm Thí nghiệm Phục hồi Trọng lực và Khí hậu của NASA có tới 279 tỷ tấn băng tan mỗi năm ở Greenland từ năm 1993 đến năm 2019, trong khi có 148 tỷ tấn băng mỗi năm ở Nam Cực. Băng ở biển Bắc cực đang suy giảm. Cả phạm vi và độ dày của băng. Các sông băng đang biến mất hầu như ở khắp mọi nơi trên thế giới - bao gồm cả ở dãy Alpơ, Himalayas, Andes, Rockies, Alaska và châu Phi.
Diện tích bị tuyết bao phủ giảm. Các vệ tinh quan sát cho thấy lượng tuyết phủ trong mùa xuân ở Bắc bán cầu đã giảm trong 5 thập kỷ qua và tuyết tan sớm hơn. Mùa đông ít tuyết ở khu vực núi cao trượt tuyết thuộc dãy Alpơ.
Mực nước biển tăng lên. Mực nước biển toàn cầu đã tăng khoảng 20cm trong thế kỷ XX. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng trong hai thập kỷ qua cao gần gấp đôi so với thế kỷ trước và vẫn đang tăng nhẹ hàng năm.
Thời tiết cực đoan. Các hiện tượng thời tiết trở nên bất thường và khó dự báo hơn. Hoa Kỳ là quốc gia có nhiều sự kiện nhiệt độ cao kỷ lục, số lượng các sự kiện thiên tai gây mưa dữ dội ngày càng tăng.
Biển bị acid hóa. Độ axit của nước bề mặt đại dương đã tăng khoảng 30% từ khi bắt đầu cuộc Cách mạng Công nghiệp. Do con người thải ra nhiều khí cacbonic hơn vào khí quyển và do đó bị hấp thụ nhiều hơn vào đại dương. Đại dương đã hấp thụ từ 20% đến 30% tổng lượng khí thải carbon dioxide do con người tạo ra trong những thập kỷ gần đây (7,2 đến 10,8 tỷ tấn mỗi năm)
Vấn đề BĐKH toàn cầu được hầu hết các quốc gia trên thế giới quan tâm đặc biệt. Công ước Khung của Liên Hợp quốc về biến đổi khí hậu năm 1992 (United Nations Framework Convention on Climate Change, UNFCCC hoặc FCCC) là một hiệp ước quốc tế về môi trường được đàm phán tại Hội nghị Liên Hợp quốc về Môi trường và Phát triển (UNCED), gọi là Hội nghị Thượng đỉnh Trái Đất diễn ra tại Rio de Janeiro từ ngày 3 đến 14 tháng 6 năm 1992. Mục tiêu của hội nghị là "ổn định các nồng độ khí nhà kính trong khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa được sự can thiệp nguy hiểm của con người đối với hệ thống khí hậu".
Hội nghị về Biến đổi khí hậu của Liên Hợp quốc ở Warsaw, các nước hướng đến một thoả thuận khí hậu chung vào năm 2015 và bao gồm các thoả thuận mới đáng kể, sẽ cắt giảm phát thải từ mất rừng.
Hội nghị Thượng đỉnh chống biến đổi khí hậu (COP) lần thứ 20, đại diện 192 quốc gia thông qua lời kêu gọi hành động vì khí hậu Lima. Liên Hợp quốc đã đạt một thỏa thuận chống biến đổi khí hậu tại Hội nghị ở Lima (Peru). Theo đó, chính quyền các nước phải nộp bản cam kết hạn chế khí thải nhà kính lên Liên Hợp quốc trước ngày 31-3-2015 để tạo nền tảng cho một kế hoạch chống biến đổi khí hậu toàn cầu. Đạt thỏa thuận khung tại hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc lần thứ 20 (COP 20) ở Lima, Peru, các nhà đàm phán từ hơn 190 nước đã thông qua thỏa thuận khung, cam kết cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Thỏa thuận này lần đầu yêu cầu tất cả các nước, bao gồm các nước đang phát triển và các nước phát triển, hành động nhằm ngăn chặn tình trạng biến đổi khí hậu.
Theo thỏa thuận, các nước phải thông qua chương trình quốc gia cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính trước hạn cuối ngày 31/5/2015. Thỏa thuận nói rõ các nước phát triển phải hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Cần thay đổi vấn đề xu hướng Trái đất ấm lên trước khi nhiệt độ toàn cầu tăng thêm 2 độ C, thế giới cần cắt giảm lượng khí thải từ 40-70% từ nay tới năm 2050 và lượng khí thải cần trở về số O vào cuối thế kỷ này. Mục tiêu đầy tham vọng này đòi hỏi các nước phải chung tay thực hiện sự thay đổi bền vững, lâu dài và mang tính toàn cầu.
Ủy ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hợp quốc (IPCC) xác định đến năm 2050, thế giới phải giảm 40-70% lượng khí thải so với mức của năm 2010 và về 0% hoặc thấp hơn vào năm 2100. Chỉ khi đó, cộng đồng thế giới mới có thể đạt mục tiêu duy trì nhiệt độ Trái đất tăng không quá 2 độ C.
Hội nghị chống biến đổi khí hậu - Paris 2015/ COP21: mục tiêu, tuy tham vọng nhưng cần thiết, để giới hạn biến đổi khí hậu dưới 2°C.
Trên tổng số 170 quốc gia được khảo sát, có 16 quốc gia lọt vào nhóm “cực kỳ rủi ro”, dẫn đầu là các nước thuộc vùng Nam Á bao gồm: Bangladesh, Ân Độ, Madagascar, Nepal, Mozambic, Philippines, Haiti, Afghanistan, Zimbabwe, Myanmar, Ethiopia, Campuchia, Việt Nam, Thái Lan, Malawi và Pakistan.
Trong khi đó, 11 nước được cho là ít bị ảnh hưởng nhất lại nằm ở vùng Bắc Âu, gồm Na Uy, Phần Lan, Iceland, Ireland, Thụy Điển, và Đan Mạch. Các nước Nga, Mỹ, Đức, Pháp và Anh thuộc nhóm “rủi ro trung bình”; còn Trung Quốc, Brazil và Nhật Bản nằm trong nhóm “rủi ro cao”.
Việt Nam là nước dễ bị tổn thương trước những tác động của BĐKH. Báo cáo Việt Nam năm 2035 đã chỉ rõ “Sức ép môi trường cũng đe dọa tăng trưởng bền vững trong dài hạn của Việt Nam. Tăng trưởng trong 25 năm qua phần nào có được với cái giá phải trả về trường khá lớn... Trong tương lai, Việt Nam cũng là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu, trong đó dân cư và hoạt động kinh tế tập trung tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long phải chịu rủi ro cao nhất. Rủi ro còn tăng lên do mức tiêu thụ năng lượng gia tăng và dựa nhiều vào nhiệt điện than. Những năm gần đây, mức tăng phát thải khí nhà kính của Việt Nam vào loại cao trên thế giới”[2]
Hiện tượng thời tiết cực đoạn giai đoạn 1997-2016, Việt Nam đứng thứ 5 về Chỉ số rủi ro khí hậu toàn cầu năm 2018 và thứ 8 về Chỉ số rủi ro khí hậu dài hạn (CRI). Ngày càng gia tăng về tần
suất và thường khó dự đoán về các hiện tượng thời tiết cực đoan như: “mưa lớn kỷ lục”, “nắng nóng kỷ lục”, “kỷ lục về lũ lụt”. Theo Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật phòng chống thiên tai, nước ta xuất hiện nhiều hơn các cơn bão và áp thấp nhiệt đới những năm gần đây, nhất là miền Bắc và Bắc Trung Bộ. Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia cho biết: Nhiệt độ trung bình của các năm tăng cao hơn từ 0,5 -1,0°C trong 30 năm trở lại đây. Những biến đổi nguồn nước (lượng mưa, mực nước sông) trong năm 2018 tăng đáng kể so với mức trung bình của năm 2017. Năm 2018 kỉ lục về nhiệt độ cao nhất, có lúc đạt tới 42°C trong vòng 46 năm qua tại Hà Nội.
Nguyên nhân của BĐKH ở Việt Nam
Biến đổi khí hậu ở Việt Nam xuất phát từ nguyên nhân toàn cầu như: thay đổi quỹ đạo Trái đất, thay đổi dòng hải lưu đại dương, thay đổi địa chất, các hoạt động phun trào núi lửa, sự thay đổi phát xạ của Mặt trời. Nguyên nhân riêng ở nước ta, còn do: Kỹ thuật canh tác trong nông lâm ngư nghiệp một số nơi còn rất lạc hậu/ Kỹ thuật chăn nuôi còn nhiều hạn chế, nhất là những vùng chăn thả, chạy đồng/ Phân thải chăn nuôi xả trực tiếp ra môi trường/ Tình trạng chặt, phá, đốt rừng làm nương rẫy chưa có biện pháp ngăn chặn hiệu quả/ Hành động thủ công đốt rơm rạ sau mỗi mùa vụ ở ruộng đồng còn phổ biến ở nhiều nơi/ Việc sử dụng các nguyên liệu thô sơ như: củi, rơm, than tổ ong để đun nấu ở các vùng quê nghèo còn diễn ra khá phổ biến..../ Khói thải từ phương tiện giao thông, sản xuất nông nghiệp rất lớn/ Chất thải từ nhà máy, xí nghiệp chưa qua xử lý ô nhiễm, kiểm soát ô nhiễm trước khi xả thải/ Thời tiết nóng nực nên việc dùng quá mức sử dụng các thiết bị làm lạnh tăng cao...
------------------------

Bài đăng trên Kỷ yếu Hội thảo quốc tế: Quản trị rủi to và phát triển đô thị bền vững

(Tham khảo thông bài viết xin liên hệ trực tiếp:

- Bộ phận Thư viện Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng

Địa chỉ: Tầng 8. Số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

Nhân viên Thư viện: Nguyễn Thị Đậm (ĐT: 0986534092, Email: dam.sdin@gmail.com)


Nguồn:Kỷ yếu Hội thảo quốc tế: Quản trị rủi ro và phát triển đô thị bền vững Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...