• Tiếng Việt
  • Tiếng Anh
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Phát triển giao thông bền vững ở đô thị: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Nguyễn Thị Đào[1] Nguyễn Thị Ánh Vân[2]
Tóm tắt: Với phương pháp tổng quan các tài liệu thứ cấp về phát triển giao thông đô thị bền vững của một số nước trên thế giới, bài viết tập trung tìm hiểu kinh nghiệm, nguyên nhân thành công cũng như thất bại trong việc thực hiện các chính sách phát triển giao thông đô thị bền vững ở Singapore, Ấn Độ và Bồ Đào Nha. Trên cơ sở đó, bài viết cũng rút ra được một số bài học cho phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam như: i) Chính sách cần có tầm nhìn dài hạn và tổng thể (ii) Chuẩn bị tốt về các điều kiện hạ tầng, hạ tầng phải đi trước một bước so với tốc độ tăng dân số và đô thị hoá (iii) Khuyến khích sử dụng phương tiện giao thông công cộng và cung cấp dịch vụ giao thông công cộng thuận lợi; (iv) Tích hợp các thiết bị, hệ thống, mô hình quản lý thông minh trong việc quản lý nhu cầu đi lại của người dân; (v) Tích hợp thành công giữa quy hoạch giao thông và sử dụng đất (vi) Phát triển cơ sở hạ tầng đảm bảo sự kết nối giữa các tuyến đường sử dụng xe đạp và khu vực sử dụng giao thông công cộng
Từ khóa: Đô thị; Đô thị bền vững; Giao thông bền vững.

[1] Thạc sĩ, Nghiên cứu viên, Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng, email: nguyendaoktqd@gmail.com.

[2] Nguyễn Thị Ánh Vân, Cử nhân, Nghiên cứu viên, Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng.

  1. Đặt vấn đề
Giao thông là mắt xích quan trọng trong quy hoạch đô thị và phát triển công nghiệp thành phố. Tuy nhiên hiện nay, phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực này trên toàn cầu trong năm 2018 đạt 8,5 GtCO2eq và chiếm 14% tổng lượng phát thải trực tiếp và gián tiếp. Trong đó, vận tải đường bộ là thành phần đóng góp lớn nhất cho lượng khí thải này (6,1 GtCO2eq, chiếm 73% tổng lượng phát thải ngành) (William F.L et al, 2021). Do đó, phát triển giao thông bền vững là một khía cạnh quan trọng để đạt được mục tiêu đô thị bền vững.
Ở Việt Nam hiện nay, giao thông đô thị cũng đang đứng trước những thách thức vô cùng lớn như; (i) Tỷ lệ đất dành cho giao thông quá thấp ở các đô thị lớn <10%; (ii) Hạ tầng giao thông xuống cấp, lòng đường, hè phố bị lấn chiếm; (iii) Sự gia tăng nhanh các phương tiện giao thông
 
10-12%/năm; (iv) Ùn tắc đang là vấn đề nan giải tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh; tai nạn giao thông chưa kiểm soát được[1].
Chính vì vậy, học hỏi kinh nghiệm phát triển từ các nước để rút ra các bài học trong việc phát triển giao thông đô thị hướng đến phát triển bền vững ở Việt Nam là điều cần thiết.

[1] Tham khảo tại https://moc.gov.vn/tl/tin-tuc/51314/phat-trien-giao-thong-do-thi-ben-vung—muc-tieu-phan- dau-cua-cac-do-thi-o-viet-nam.aspx

-------------------------------------------------

Bài đăng trên Kỷ yếu Hội thảo quốc tế: Quản trị rủi to và phát triển đô thị bền vững

(Tham khảo thông bài viết xin liên hệ trực tiếp:

- Bộ phận Thư viện Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng

Địa chỉ: Tầng 8. Số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

Nhân viên Thư viện: Nguyễn Thị Đậm (ĐT: 0986534092, Email: dam.sdin@gmail.com)


Nguồn:Kỷ yếu Hội thảo quốc tế: Quản trị rủi ro và phát triển đô thị bền vững Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...