• Tiếng Việt
  • Tiếng Anh
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tiếp cận hệ thống để chuyển đổi sang đô thị tuần hoàn

Lại Văn Mạnh[1] Trần Hữu Cường[2] Vũ Đức Linh[3] Lại Xuân Dũng[4]
Tóm tắt: Bài viết sử dụng cách tiếp cận hệ thống để nghiên cứu, phân tích và đề xuất các giải pháp nhằm khởi động cho tiến trình chuyển đổi sang đô thị tuần hoàn để thực hiện thành công chủ trương về khuyến khích phát triển kinh tế tuần hoàn trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021 - 2030 của Việt Nam. Dựa trên cơ sở hệ thống hóa lại cơ sở khoa học, thực tiễn ở Việt Nam liên quan đến phát triển đô thị tuần hoàn bài viết đề xuất các giải pháp hệ thống để khởi động cho tiến trình chuyển đổi sang đô thị tuần hoàn ở Việt Nam.
Từ khóa: Đô thị tuần hoàn; Kinh tế tuần hoàn; Tiếp cận hệ thống.
 

[1] Nghiên cứu viên, Trưởng ban Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, email: lv.manh82@gmail.com.
[2] Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
[3] Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường.
[4] UBND phường Đại Phúc, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
Đặt vấn đề
Thuật ngữ kinh tế tuần hoàn được đề cập từ những năm 1970 và ngày càng được sử dụng phổ biến, đến nay đã có nhiều nghiên cứu, hội thảo và quan niệm về khái niệm này [1]. Theo Quỹ Ellen MacArthur (2015) thì kinh tế tuần hoàn là một hệ thống công nghiệp được phục hồi và tái tạo theo thiết kế, dựa trên ba nguyên tắc chính là bảo tồn và tăng cường vốn tự nhiên, tối ưu hóa năng suất tài nguyên và thúc đẩy hiệu quả của hệ thống [2]. Mô hình kinh tế tuyến tính (linear economy) chỉ quan tâm đến việc khai thác tài nguyên, sản xuất và vứt bỏ sau tiêu thụ, dẫn đến việc tạo ra một lượng phế thải khổng lồ thì mô hình kinh tế tuần hoàn chú trọng việc quản lý và tái tạo tài nguyên theo một vòng khép kín nhằm tránh tạo ra phế thải. Việc tận dụng tài nguyên được thực hiện bằng nhiều hình thức như sửa chữa (repair), tái sử dụng (reuse), tái chế (recycle), và thay vì sở hữu vật chất thì hướng đến chia sẻ (sharing) hoặc cho thuê (leasing). Trong bối cảnh hiện nay, chuyển đổi từ mô hình kinh tế tuyến tính sang nền kinh tế tuần hoàn là cách tiếp cận hữu hiệu để giải quyết tốt mối quan hệ giữa kinh tế với môi trường, tạo ra khả năng phục hồi lâu dài, cơ hội kinh doanh cũng như mang lại những lợi ích môi trường và xã hội [1]. Tiếp cận đô thị tuần hoàn là cách tiếp cận tiềm năng để khởi động cho quá trình chuyển đổi để hướng đến kinh tế tuần hoàn. Tại Việt Nam, xu hướng đô thị hóa đang và sẽ tiếp tục diễn ra mạnh mẽ ở các thành phố kèm theo cả những hệ quả tích cực và tiêu cực, trong đó, các tác động tiêu cực về môi trường đô thị được dự báo là sẽ tiếp tục gia tăng mạnh trong thời gian tới. Do vậy, bài viết trình bày về “tiếp cận hệ thống để chuyển đổi sang đô thị tuần hoàn ” nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận, tìm ra cách tiếp cận phù hợp và thảo luận về chính sách thúc đẩy áp dụng kinh tế tuần hoàn trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021 - 2030 của Việt Nam [3], Điều 142 về kinh tế tuần hoàn trong Luật Bảo vệ môi trường 2020 [4].
..............................

Bài đăng trên Kỷ yếu Hội thảo quốc tế: Quản trị rủi to và phát triển đô thị bền vững

(Tham khảo thông bài viết xin liên hệ trực tiếp:

- Bộ phận Thư viện Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng

Địa chỉ: Tầng 8. Số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

Nhân viên Thư viện: Nguyễn Thị Đậm (ĐT: 0986534092, Email: dam.sdin@gmail.com)


Nguồn:Kỷ yếu Hội thảo quốc tế: Quản trị rủi ro và phát triển đô thị bền vững Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...