• Tiếng Việt
  • Tiếng Anh
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Một số thách thức trong phát triển nền kinh tế tuần hoàn và gợi mở một số định hướng thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam

Nguyễn Đình Chúc
Trần Thị Thu Hương
Tóm tắt: Phát triển bền vững luôn là mục tiêu hướng tới cao nhất của mọi sự phát triển. Tuy nhiên, trong bối cảnh ngày càng có nhiều thách thức như: suy giảm tài nguyên thiên nhiên, suy thoái môi trường, và đặc biệt là biến đổi khí hậu (BĐKH), việc hướng tới phát triển bền vững cũng sẽ càng trở nên khó khăn hơn. Việt Nam nằm trong số các quốc gia dễ bị tổn thương và chịu ảnh hưởng nặng nền nhất của BĐKH. Để ứng phó với các thách thức mới, đặc biệt là BĐKH, đã đến lúc Việt Nam cần chuẩn bị cho một cuộc đổi mới tiếp theo, trong đó bao gồm cả đổi mới về mô hình phát triển của nền kinh tế. Một trong những mô hình phát triển mang lại nhiều lợi ích, và đang là xu hướng các nước theo đuổi để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, đó là mô hình kinh tế tuần hoàn (KTTH). Tuy nhiên, việc chuyển từ mô hình kinh tế truyền thống sang mô hình KTTH không phải lúc nào cũng thuận lợi. Vì vậy, việc nhận diện những thách thức trong phát triển mô hình KTTH trong điều kiện ở Việt Nam là rất cần thiết. Điều này sẽ giúp cho Việt Nam có sự chủ động trong việc điều hành và ra các quyết sách quan trọng nhằm khắc phục, giảm thiểu những rào cản để sớm chuyển đổi sang mô hình kinh tế mới này.
Từ khoá: Biến đổi khí hậu; Kinh tế tuyến tính; Kinh tế tuần hoàn; Phát triển bền vững.

 

Đặt vấn đề
Kinh tế tuần hoàn không còn là một thuật ngữ mới xuất hiện trên thế giới trong những thập kỷ gần đây mà đã manh nha từ những ý tưởng về tuần hoàn vật liệu trong ngành nông nghiệp thế kỷ XVIII (Schivelbusch W., 2015). Tuy KTTH không phải là một thuật ngữ mới nhưng đến nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất cho thuật ngữ này do các Tổ chức, nhà nghiên cứu đứng trên quan điểm ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Khái niệm KTTH đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển và ngày càng hoàn thiện hơn.
      Ở Việt Nam, KTTH lại đang khá mới mẻ; và vì vậy hiểu đúng và hiểu đủ về KTTH là rất quan trọng. Gần đây, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm giai đoạn 2021-2030 đã khẳng định Phát triển bền vững trở thành xu thế bao trùm trên thế giới; kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh đang là mô hình phát triển được nhiều quốc gia lựa chọn”. Đồng thời, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030 cũng đã xác định “Khuyến khích phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn để sử dụng tổng hợp và hiệu quả đầu ra của quá trình sản xuất là một trong những phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong 10 năm tới. Như vậy, phát triển mô hình KTTH là con đường tất yếu Việt Nam lựa chọn cho giai đoạn tới do lợi ích vượt trội của mô hình này đem lại. Tuy nhiên, không phải dễ dàng có thể đạt được nếu không có quyết tâm chính trị và các điều kiện tiên quyết khác.
Bài viết này bên cạnh việc tìm hiểu bản chất, đặc trưng của KTTH, còn nhận diện những thách thức/hạn chế của Việt Nam trong quá trình chuyển đổi và phát triển mô hình nền KTTH. Phần kết luận sẽ đưa ra một số hướng gợi mở cho Việt Nam trong giai đoạn 2021-2030.
------------------
Bài đăng trên Kỷ yếu Hội thảo quốc tế: Quản trị rủi to và phát triển đô thị bền vững
(Tham khảo thông bài viết xin liên hệ trực tiếp:
- Bộ phận Thư viện Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng
Địa chỉ: Tầng 8. Số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội
Nhân viên Thư viện: Nguyễn Thị Đậm (ĐT: 0986534092, Email: dam.sdin@gmail.com)

Nguồn:Kỷ yếu Hội thảo quốc tế: Quản trị rủi ro và phát triển đô thị bền vững Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết