• Tiếng Việt
  • Tiếng Anh
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Vai trò của mô hình kinh tế tuần hoàn trong giảm thiểu biến đổi khí hậu

Trịnh Thị Tuyết Dung

Tóm tắt: Biến đổi khí hậu đang ngày càng có xu hướng gia tăng với nhiều hiện tượng cực đoan lệch khỏi quy luật trước đây ảnh hưởng lớn đến đời sống của con người, xóa bỏ thành tựu của phát triển kinh tế trong thời gian dài. Báo cáo mới nhất của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu tiếp tục cảnh báo những tác động khôn lường của biến đổi khí hậu nếu không có động thái quyết liệt và mạnh mẽ hơn giảm lượng phát thải khí nhà kính. Tiếp cận mô hình kinh tế tuần hoàn trong khoảng 1 thập kỷ trở lại đây đã và đang được chứng minh là có hiệu quả trong giảm thiểu biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn cầu. Bài viết thông qua tổng quan các nghiên đã có cũng như số liệu thống kê liên quan đến giảm phát thải khí nhà kính để chỉ rõ vai trò của áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong giảm thiểu biến đổi khí hậu toàn cầu cụ thể hơn đối với nhựa và một số điểm cần lưu ý trong chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn.

Từ khóa: Giảm thiểu biến đổi khí hậu; Kinh tế tuần hoàn.

  1. Đặt vấn đề

    Sự thay đổi vòng tuần hoàn nhiệt và ẩm của trái đất là nguyên nhân của ấm lên toàn cầu, mực nước biển tăng, băng tan là những xu hướng rõ rệt đã được quan sát trong vài thập kỷ trở lại đây. Nhiệt độ tăng nên lượng nước tham gia vào vòng tuần hoàn ẩm tăng lên, kéo theo mưa bão với cường độ lớn hơn, bất thường hơn, trong khi đó các khu vực khác lại chịu ảnh hưởng của khô hạn, hạn hán và cháy rừng với tần suất cao. Năm 2021, Trung Quốc, Nhật Bản và một số nước châu Âu như Đức đã phải trải qua những đợt mưa lớn kéo dài và lũ lụt chưa có trong lịch sử hay nhiệt độ tăng cao đạt cực trị mới ở các quốc gia Địa Trung Hải như Italia, cháy rừng thảm khốc ở Thổ Nhĩ Kỳ. Những con số thực tế này minh chứng rõ ràng hơn cho những biểu hiện ngày càng khó lường với mức độ tàn phá lớn của biến đổi khí hậu (BĐKH).

Giảm phát thải khí nhà kính (KNK) là mấu chốt quan trọng nhằm giảm thiểu BĐKH toàn cầu. Do đó, cần tìm ra mô hình kinh tế phù hợp giải quyết bài toán cân bằng giữa giảm phát thải và lợi ích kinh tế. Chính vì thế, trong khoảng 1 thập kỷ trở lại đây, các nghiên cứu về giảm thiểu biến đổi khí hậu chuyển sang khai thác việc chuyển đổi mô hình kinh tế tuyến tính sang chiều kinh tế tuần hoàn (KTTH) nhằm tăng hiệu suất của các quá trình sản xuất, giảm tối đa lượng chất thải ra môi trường, từ đó giảm phát thải không cần thiết nhằm giữ vững kịch bản nhiệt độ trái đất tăng lên 1,5 độ C vào cuối thế kỷ. Để đạt được mục tiêu trên thì không chỉ cần sự nỗ lực của các ngành, lĩnh vực phát thải lớn mà phải có sự tham gia của tất cả các ngành, lĩnh vực có phát thải.

..................

Bài đăng trên Kỷ yếu Hội thảo quốc tế: Quản trị rủi to và phát triển đô thị bền vững

(Tham khảo thông bài viết xin liên hệ trực tiếp:

- Bộ phận Thư viện Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng

Địa chỉ: Tầng 8. Số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

Nhân viên Thư viện: Nguyễn Thị Đậm (ĐT: 0986534092, Email: dam.sdin@gmail.com)


Nguồn:Kỷ yếu Hội thảo quốc tế: Quản trị rủi ro và phát triển đô thị bền vững Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...