• Tiếng Việt
  • Tiếng Anh
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Một số bài học kinh nghiệm về phát triển đô thị bền vững trên thế giới

Thân Đình Vinh* Nguyễn Thị Bích**
Tóm tắt: Phát triển đô thị bền vững đã và đang trở thành xu thế của nhiều quốc gia nhằm tạo ra đô thị đáng sống, đô thị cân bằng với thiên nhiên, giảm dấu chân sinh thái và ứng phó với biến đổi khí hậu. Trên thế giới, nhiều thành phố đã có những giải pháp phát triển đô thị bền vững từ những năm cuối của thế kỷ trước và đã đạt được kết quả tốt giúp cải thiện môi trường sống, cân bằng hệ sinh thái, gắn kết con người với thiên nhiên và phát triển bền vững. Việt Nam đã có những định hướng ban đầu về đô thị bền vững, tuy nhiên hiện chưa có đầy đủ văn bản pháp quy đối với việc xây dựng đô thị bền vững, nhất là những nguyên tắc, tiêu chí thống nhất và giải pháp phù hợp thì lại càng thiếu. Bài báo khái quát một số bài học phát triển đô thị bền vững trên thế giới. Với mong muốn sẽ cung cấp một số kinh nghiệm cho công tác phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam trong thời gian tới.
Từ khóa: Bền vững; Đô thị sinh thái; Giao thông; Phát triển bền vững.
Đặt vấn đề
Hiện nay trên thế giới đô thị hóa diễn ra ở quy mô và tốc độ rất nhanh đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Đô thị hóa với tốc độ và quy mô nhanh sẽ đi kèm với việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở mức độ rất lớn. Chính vì vậy, từ năm 1950 trên thế giới đã xây dựng các đô thị sinh thái nhằm mang lại cho con người chất lượng sống cao hơn, trong đó đô thị sẽ ít sử dụng cơ sở tài nguyên sinh thái vốn có và góp phần tạo nên sự phát triển bền vững của các đô thị.
Thế giới đã có rất nhiều xu hướng phát triển đô thị như: Đô thị sinh thái, đô thị xanh, đô thị thông minh, đô thị đáng sống... nhưng tất cả những xu hướng trên tựu chung lại mục đích đều hướng tới sự phát triển bền vững của đô thị. Theo thống kê cục phát triển đô thị - Bộ Xây dựng, tính đến năm 2020, toàn quốc có 862 đô thị, trong đó có 2 đô thị loại đặc biệt, 22 đô thị loại I, 31 đô thị loại II, 48 đô thị loại III, 87 đô thị loại IV và 672 đô thị loại V, tỷ lệ đô thị hóa ước đạt khoảng 40% vào cuối năm 2020 (Bộ Xây dựng, 2021). Thực trạng phát triển đô thị ở Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề cần thiết phải có những nghiên cứu để cải tạo cũng như quy hoạch phát triển trong tương lai. Một số vấn đề nhức nhối hiện nay như hệ thống hạ tầng kỹ thuật quá tải (ùn tắc giao thông, ngập úng, ngập lụt, cấp nước, chất thải rắn, môi trường ô nhiễm...); Hệ thống hạ tầng xã hội còn nhiều bất cập (hạ tầng trường học, cây xanh, công trình công cộng.). Ngoài ra công tác dự báo, quy hoạch, quản lý quy hoạch đô thị, nguồn lực phát triển còn tồn tại một số hạn chế.
Những tồn tại, bất cập cần phải được nhận diện, kết hợp với những kinh nghiệm phát triển đô thị bền vững trên thế giới để có những giải pháp phù hợp đối với Việt Nam góp phần phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của đô thị gắn với bảo vệ môi trường.
---------------------------------

Bài đăng trên Kỷ yếu Hội thảo quốc tế: Quản trị rủi to và phát triển đô thị bền vững

(Tham khảo thông bài viết xin liên hệ trực tiếp:

- Bộ phận Thư viện Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng

Địa chỉ: Tầng 8. Số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

Nhân viên Thư viện: Nguyễn Thị Đậm (ĐT: 0986534092, Email: dam.sdin@gmail.com)


Nguồn:Kỷ yếu Hội thảo quốc tế: Quản trị rủi ro và phát triển đô thị bền vững Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết