• Tiếng Việt
  • Tiếng Anh
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chính sách khuyến khích phát triển ô tô điện để phát triển đô thị bền vững: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam

Bùi Quang Tuấn[1] Trần Mai Trang[2]
Tóm tắt: Đô thị ngày nay phải giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu, phát thải khí nhà kính và ô nhiễm môi trường. Sự chuyển dịch của các phương tiện giao thông vận tải truyền thống sang các phương tiện sử dụng điện là xu hướng chuyển dịch tất yếu của các nước trên thế giới để giải quyết các vấn đề này. Bài viết này phân tích thực trạng và chính sách phát triển xe điện tại một số quốc gia trên thế giới để từ đó đưa ra một số gợi ý chính sách cho Việt Nam phát triển giao thông thân thiện môi trường nhằm hướng đến mục tiêu phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam. Các chính sách cần phải tập trung cả đối với người sản xuất, người tiêu dùng và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển xe điện ở một quốc gia.
Từ khóa: Chính sách; Đô thị bền vững; Xe điện.

[1] PGS.TS, Viện trưởng, Viện Kinh tế Việt Nam, email: bqt313@gmail.com.

[2] Tiến sĩ, Viện Kinh tế Việt Nam.

Phát thải khí nhà kính (GHG) và ô nhiễm không khí do giao thông ở các đô thị đang là những thách thức lớn trong phát triển đô thị. Theo ước tính của Liên minh châu Âu (EU), lĩnh vực giao thông vận tải có thể tạo ra khoảng 30% lượng phát thải nhà kính, trong đó khoảng 72% là vận tải đường bộ. Từ những năm 1990, lượng phát thải nhà kính từ các phương tiện giao thông vận tải bắt đầu tăng nhanh (Keẹebaậ, Kayfeci, & Bayat, 2019). Lượng khí thải có dấu hiệu gia tăng mạnh từ năm 2013. Số liệu của EU cho thấy nếu số lượng các phương tiện giao thông vận tải sử dụng động cơ đốt trong (ICE) giảm thì lượng khí thải từ ngành giao thông giảm và có thể đóng góp cho việc đạt được mục tiêu phát triển bền vững.
Để thực hiện mục tiêu phát triển các đô thị bền vững ở các quốc gia thì chuyển đổi năng lượng - từ sử dụng năng lượng hóa thạch sang năng lượng tái tạo - và chuyển đổi các loại phương tiện giao thông - từ xăng, dầu sang điện của ngành giao thông vận tải - là xu hướng tất yếu. Tuy nhiên, vẫn có nhiều ý kiến xung quanh việc chuyển đổi sang các phương tiện sử dụng điện như chi phí đầu tư ban đầu cao, các hạn chế liên quan đến kĩ thuật (phạm vi lái xe hạn chế và tính khả thi của việc xây dựng cơ sở hạ tầng trạm sạc). Những lo lắng này có thể giải quyết được bằng các chính sách của chính phủ. Đã có nhiều quốc gia đang bước đầu thực hiện chính sách thúc đẩy sử dụng các loại phương tiện xe điện như Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc và các nước châu Âu. Việc xây dựng một đô thị bền vững, thông minh không thể không tính đến việc sử dụng các phương tiện giao thông sử dụng năng lượng điện. Bài viết này xem xét những chính sách và kinh nghiệm phát triển xe ô tô điện tại một số quốc gia trên thế giới để từ đó đưa ra những hàm ý cho Việt Nam trong bối cảnh cần phải phát triển các độ thị theo hướng bền vững.
-------------------------------

Bài đăng trên Kỷ yếu Hội thảo quốc tế: Quản trị rủi to và phát triển đô thị bền vững

(Tham khảo thông bài viết xin liên hệ trực tiếp:

- Bộ phận Thư viện Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng

Địa chỉ: Tầng 8. Số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

Nhân viên Thư viện: Nguyễn Thị Đậm (ĐT: 0986534092, Email: dam.sdin@gmail.com)


Nguồn:Kỷ yếu Hội thảo quốc tế: Quản trị rủi ro và phát triển đô thị bền vững Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết