• Tiếng Việt
  • Tiếng Anh
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hướng tới những đô thị xanh ven biển bền vững tại Việt Nam

Hoàng Mạnh Nguyên *
Tóm tắt: Trong xu hướng phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường hiện nay, việc lựa chọn hướng xanh cho các đô thị ven biển để phát triển và liên kết kinh tế là yêu cầu bắt buộc đối với các địa phương có biển. Điều đó sẽ giúp các tỉnh phát huy tối đa được nguồn lực về tài chính, nhân lực, khoa học công nghệ... của địa phương. Dải đất ven biển Việt Nam trải dài là sự đa dạng về lịch sử hình thành, phong phú về địa hình và môi trường, khí hậu tự nhiên, xã hội nên cũng tạo ra rất nhiều các khu vực có đặc trưng văn hóa khác biệt.
Tuy nhiên, Việt Nam chưa phát huy tối đa lợi thế, tiềm năng là cửa ngõ vươn ra quốc tế của các địa phương có biển. Kinh tế biển vẫn còn nhỏ bé về quy mô, còn bất hợp lý về cơ cấu ngành nghề. Các đô thị biển phát triển thiếu định hướng không khai thác được thế mạnh là những đầu tàu của kinh tế biển.
Từ khóa: Bền vững văn hóa ; Đô thị xanh ven biển, Giá trị bản địa, Kinh tế biển, Nhà cao tầng ven biển
* PGS.TS, Viện KHCN Đô thị xanh, email: hmnguyen68@gmail.com.
  1. Đặt vấn đề
Là quốc gia ven biển, Việt Nam có bờ biển dài trên 3.260km, với trên 50% dân số sống ở 28 tỉnh, thành phố ven biển. Việt Nam có nhiều tiềm năng lớn để phát triển kinh tế biển, như: giao thông vận tải biển; khai thác và chế biến khoáng sản; khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản, phát triển du lịch biển... đặc biệt các đô thị ven biển có thể coi là những cực phát triền kinh tế biển.
Việt Nam đã đạt được một số thành tựu trong phát triển kinh tế biển từ khi thực hiện Chiến lược Biển Quốc gia từ năm 2008. Tuy nhiên, Việt Nam chưa phát huy tối đa lợi thế, tiềm năng là cửa ngõ vươn ra quốc tế của các địa phương có biển, kinh tế biển vẫn còn nhỏ bé về quy mô, còn bất hợp lý về cơ cấu ngành nghề. Điều đáng chú ý là việc phát triển kinh tế biển chưa gắn với liên kết kinh tế vùng, chưa tạo thành được chuỗi kết nối giữa các địa phương có biển và các địa phương khác, do vậy chưa tạo ra mối liên kết kinh tế, phát huy được lợi thế so sánh, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Các đô thị biển phát triển thiếu định hướng không khai thác được thế mạnh là những đầu tầu của kinh tế biển [1].
Trong quá trình khai thác, xây dựng, phát triển kinh tế biển của các địa phương có biển đã bộc lộ nhiều bất cập của việc thiếu sự liên kết các đô thị biển trong quá trình đó, dẫn đến hiệu quả kinh tế chưa cao. Gắn kết kinh tế vùng còn thiếu đồng bộ làm cho kinh tế biển không thực sự trở thành động lực và tác động lan toả đến các lĩnh vực khác.
----------------------

Bài đăng trên Kỷ yếu Hội thảo quốc tế: Quản trị rủi to và phát triển đô thị bền vững

(Tham khảo thông bài viết xin liên hệ trực tiếp:

- Bộ phận Thư viện Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng

Địa chỉ: Tầng 8. Số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

Nhân viên Thư viện: Nguyễn Thị Đậm (ĐT: 0986534092, Email: dam.sdin@gmail.com)


Nguồn:Kỷ yếu Hội thảo quốc tế: Quản trị rủi ro và phát triển đô thị bền vững Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết