• Tiếng Việt
  • Tiếng Anh
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Nhận diện những yếu tố an ninh phi truyền thống tại các đô thị ở nước ta hiện nay

Nhữ Văn Duy* Văn Đức Giao**

Tóm tắt: Đô thị là các địa bàn có vị trí, vai trò chiến lược trong phát triển kinh tế, xã hội và quốc phòng, an ninh của đất nước. Do vậy, phát triển đô thị là con đường tất yếu của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế. Bài viết tập trung nhận diện rõ những yếu tố an ninh phi truyền thống (ANPTT) tại các đô thị ở nước ta hiện nay. Trên cơ sở đó, đưa ra một số khuyến nghị, đề xuất nâng cao hiệu quả phòng ngừa, ứng phó với ANPTT góp phần phát triển đô thị bền vững thời gian tới.

Từ khóa: An ninh phi truyền thống; Phát triển đô thị bền vững; Phòng ngừa, ứng phó.

* Thượng úy, Giảng viên Trường Đại học An ninh nhân dân, email: aduyano@gmail.com. ** PGS.TS, Thượng tá, Trưởng khoa, Trường Đại học An ninh nhân dân.

  1. Đặt vấn đề

Tại Việt Nam, trong khoảng 10 năm trở lại đây, quá trình đô thị hóa diễn ra rất mạnh mẽ ở các đô thị lớn, như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nằng... chính điều này đã tạo ra một hiệu ứng tích cực thúc đẩy đô thị hóa nhanh lan toả diện rộng trên phạm vi cả nước. Nhìn một cách tổng quan, hệ thống đô thị ở nước ta có bước phát triển nhanh chóng, năm 1999, cả nước chỉ có 629 đô thị (mức độ đô thị hóa 23,7%) đến cuối năm 2019, tổng số đô thị là 835 (mức độ đô thị hóa 39,2%) và theo định hướng phát triển đô thị đến năm 2025, cả nước có khoảng 1.000 đô thị (mức độ đô thị hóa chiếm khoảng 50%) (Nguyễn Tố Lăng, 2021). Những khu vực đô thị này là nhân tố then chốt quyết định thành công của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất lao động; đồng thời, đóng vai trò trung tâm thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, văn hóa, giáo dục và y tế, là động lực to lớn góp phần phát triển đất nước.

Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của phát triển đô thị, Đảng, Nhà nước ban hành nhiều chiến lược, chính sách quan trọng, như: Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020; Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu; Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2050. Thời gian gần đây, Bộ Xây dựng đã tập trung nghiên cứu điều chỉnh Chiến lược phát triển đô thị quốc gia; xây dựng Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2021 - 2030; triển khai Kế hoạch phát triển đô thị tăng trưởng xanh; triển khai Đề án “Phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu”. Đặc biệt, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, khẳng định: “Đẩy nhanh tốc độ, nâng cao chất lượng đô thị hóa và kinh tế đô thị. Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển hệ thống đô thị hài hòa, phù hợp với tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phương ” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021a, trang 259), đây là những chủ trương quan trọng để đẩy mạnh phát triển đô thị thời gian tới.

Tuy nhiên, bên cạnh những điều kiện thuận lợi, quá trình phát triển đô thị bền vững cũng chịu sự tác động, ảnh hưởng của những yếu tố an ninh phi truyền thống (ANPTT). Văn kiện Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam nhận định: “Những vấn đề an ninh phi truyền thống ngày càng gia tăng, đặt ra yêu cầu ngày càng cấp bách về tăng cường hợp tác xử lý, đặt ra nhiều vấn đề, thách thức lớn chưa từng có cho phát triển nhanh và bền vững” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021b, trang 89). Nếu không chủ động phòng ngừa, ứng phó với ANPTT có thể dẫn đến nguy cơ làm suy yếu nền kinh tế, gia tăng đói nghèo, bất ổn chính trị - xã hội; gia tăng các vấn đề liên quan đến an ninh truyền thống, nhất là các thảm họa thiên tai, như: Sóng thần, bão lụt, dịch bệnh, sự cạn kiệt về tài nguyên thiên nhiên..., những vấn đề về khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm công nghệ cao hay khủng hoảng tài chính, an ninh năng lượng, an ninh lương thực. Đây chính là những thách thức ANPTT đến sự phát triển bền vững ở nước ta nói chung và đô thị nói riêng.

-------------------------------------------------------------

Bài đăng trên Kỷ yếu Hội thảo quốc tế: Quản trị rủi to và phát triển đô thị bền vững

(Tham khảo thông bài viết xin liên hệ trực tiếp:

- Bộ phận Thư viện Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng

Địa chỉ: Tầng 8. Số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

Nhân viên Thư viện: Nguyễn Thị Đậm (ĐT: 0986534092, Email: dam.sdin@gmail.com)


Nguồn:Kỷ yếu Hội thảo quốc tế: Quản trị rủi ro và phát triển đô thị bền vững Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...