• Tiếng Việt
  • Tiếng Anh
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tiếp cận chuỗi giá trị trị trong phát triển du lịch nông thôn - trường hợp tỉnh Lâm Đồng

Nguyễn Thị Thanh Ngân

 Mai Ngọc Thịnh

Tóm tắt: Phát triển du lịch nông thôn đang ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của cả các nhà nghiên cứu và nhà thực hành du lịch. Tiếp cận chuỗi giá trị trong phát triển du lịch nông thôn là một phương pháp mang tính toàn diện, thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng địa phương, đa dạng ngành nghề nông thôn bền vững và tạo ra giá trị gia tăng cho các chủ thể. Đồng thời, tiếp cận chuỗi giá trị trong phát triển du lịch nông thôn sẽ tạo ra các sản phẩm, dịch vụ du lịch nông thôn đặc thù và các trải nghiệm thú vị cho khách du lịch. Đây cũng là con đường để phát triển kinh tế bền vững vùng nông thôn. Do đó, bài viết này nhằm nghiên cứu về tầm quan trọng của chuỗi giá trị trong phát triển du lịch nông thôn và đề xuất các hàm ý nghiên cứu nhằm hình thành và thúc đẩy chuỗi giá trị góp phần phát triển du lịch nông thôn tại tỉnh Lâm Đồng.

Từ khóa: Chuỗi giá trị; Phát triển du lịch nông thôn; Gia tăng giá trị.

Giới thiệu

Thuật ngữ “giá trị” có vai trò vô cùng quan trọng đối với cả các nhà cung cấp dịch vụ du lịch và khách du lịch. Nếu giá trị không mang lại cho khách du lịch thì sẽ không tồn tại nhu cầu du lịch còn nếu giá trị không được tạo ra cho các nhà cung cấp dịch vụ du lịch thì rất khó có thể tồn tại các hoạt động kinh doanh du lịch (Hjalager, Tervo-Kankare, & Tuohino, 2016), do đó tiếp cận chuỗi giá trị có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh. Mục đích của nghiên cứu là thông qua xây dựng chuỗi giá trị trong lĩnh vực du lịch nông thôn nhằm tạo ra giá trị cho các chủ thể. Chuỗi giá trị lần đầu tiên đã được nghiên cứu bởi Porter (1985) trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh. Đặc điểm nổi bật của chuỗi này là xác định một dịch vụ dựa vào hệ thống bao gồm các yếu tố đầu vào, quá trình chuyển đổi và các yếu tố đầu ra. Ở mỗi bước trong quá trình, giá trị sẽ được tạo ra. Giá trị có thể là lợi nhuận, kiến thức, mối quan hệ,.. mà mỗi chủ thể nhận được.

Tỉnh Lâm Đồng có nhiều lợi thế cho phát triển du lịch nông thôn (PTDLNT) về tài nguyên du lịch, các nguồn lực và chính sách hỗ trợ của địa phương. Cùng với chính sách của Nhà nước về Chương trình xây dựng nông thôn mới và xóa đói giảm nghèo, các vùng nông thôn ở Lâm Đồng có nhiều cơ hội thúc đẩy đa dạng các thành phần kinh tế nông thôn, đặc biệt đa dạng các hoạt động nông nghiệp. Tại nhiều vùng nông thôn ở tỉnh Lâm Đồng, bên cạnh sự phát triển các thành phần kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp thì lĩnh vực dịch vụ du lịch cũng là thế mạnh để phát triển. Các huyện như Lâm Hà, Đơn Dương, Lạc Dương, Đức Trọng,... và các xã vùng ven Đà Lạt có sự phát triển du lịch khá mạnh mẽ. Tuy nhiên, thực tế PTDLNT tại tỉnh Lâm Đồng có nhiều khó khăn và thách thức, chẳng hạn như đại đa số sản xuất vẫn ở quy mô nhỏ, điều kiện hạ tầng, giao thông vận tải, cơ sở vật chất kỹ thuật, các nguồn lực, hiểu biết về du lịch,... có nhiều hạn chế. Hơn nữa, sự phát triển các dịch vụ du lịch một cách rời rạc cũng là nguyên nhân làm cho PTDLNT chưa thực sự hấp dẫn và không tạo ra giá trị gia tăng thích đáng cho các chủ thể. 

Mặc dù nhận thấy tầm quan trọng của liên kết chuỗi giá trị và có thể nhìn thấy được những giá trị mang lại cho các chủ thể trong PTDLNT, nhưng cách tiếp cận chuỗi giá trị trong PTDLNT vẫn còn bị bỏ ngỏ. Liên kết chuỗi giá trị du lịch tại vùng nông thôn sẽ cải thiện sinh kế, gia tăng lợi ích và thu nhập cho người dân, cho doanh nghiệp ở vùng nông thôn, gia tăng cơ hội cho người dân nông thôn kết nối với du lịch để tạo ra giá trị gia tăng khi trở thành một thành phần của chuỗi. Do đó, bài viết này nhằm mục đích tiếp cận mô hình chuỗi giá trị du lịch trong PTDLNT và đề xuất những gợi ý nghiên cứu góp phần nâng cao nhận thức của các bên liên quan và thúc đẩy sự hình thành chuỗi giá trị du lịch trong PTDLNT. 

............

Bài đăng trên Tạp chí Phát triển bền vững Vùng số 2(2021).

(Tham khảo thông bài viết xin liên hệ trực tiếp:

- Bộ phận Tạp chí Phát triển bền vững Vùng

Địa chỉ: Tầng 8, Số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

- Bộ phận Thư viện Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng

Địa chỉ: Tầng 8. Số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

Nhân viên Thư viện: Nguyễn Thị Đậm (ĐT: 0986534092, Email: dam.sdin@gmail.com)


Nguồn:BBT Tạp chí Phát triển bền vững Vùng Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...