• Tiếng Việt
  • Tiếng Anh
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chuỗi giá trị sản xuất chè hữu cơ ở Việt Nam(*)

Nguyễn Việt Khôi

Nguyễn Bình Giang

Tô Linh Hương

Nguyễn Thị Phương Linh

Vũ Thị Phương Anh

Tóm tắt: Muốn nâng cao giá trị gia tăng cho ngành chè, thực tiễn cho thấy có thể tiếp cận theo nhiều cách khác nhau từ phía đầu vào như nguyên liệu hay tiếp cận từ phía đầu ra như marketing, tìm kiếm thị trường… Tuy nhiên, muốn có một ngành chè bền vững và hiệu quả cần phải hướng tới sản xuất hữu cơ, phát triển chuỗi giá trị ngành chè theo hướng hữu cơ. Bài báo trước hết mô tả chuỗi giá trị chè truyền thống, bao gồm chè xanh và chè đen, sau đó, mô tả chuỗi giá trị chè hữu cơ để thấy được những nhân tố ảnh hưởng, thực trạng phát triển khác nhau giữa những loại chè. Từ đó, bài viết phân tích thực trạng và điểm mạnh, điểm yếu của những chuỗi giá trị nêu trên. Cuối cùng, bài báo trình bày những giải pháp dựa trên kinh nghiệm mà một số quốc gia đã thực hiện để gia tăng giá trị cho sản phẩm chè trên nền tảng sản xuất hữu cơ.

Từ khoá: Chè hữu cơ; Chuỗi giá trị chè; Chè Việt Nam; Kinh nghiệm chè thế giới.

Giới thiệu[1]

Việt Nam ngày càng tham gia sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Với các cam kết cả về thương mại và đầu tư, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng tự hào như trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2007, cùng ASEAN hiện thực hoá Cộng đồng kinh tế ASEAN năm 2015 và hàng loạt các hiệp định thương mại tự do với các đối tác trên toàn thế giới. Sự tham gia vào những sân chơi mới với những luật chơi mới tạo ra cả cơ hội và thách thức cho Việt Nam. Các thị trường xuất khẩu của Việt Nam trở nên đa dạng hơn với cơ cấu hàng hoá đa dạng hơn, những cơ hội mới cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào các thị trường trọng điểm, xuất khẩu tăng trưởng nhanh trên hầu hết các thị trường. Đặc biệt, cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển nông sản nội địa để xuất khẩu đang hình thành rõ nét. Sự xuất hiện của các doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc cùng tham gia sản xuất nông sản và xuất khẩu ngược lại nước họ đã giúp sản phẩm nông sản Việt Nam có uy tín hơn trên thị trường quốc tế. Trong số các nông sản đó, chè là mặt hàng nông sản quan trọng và được kỳ vọng mang lại giá trị gia tăng cao cho Việt Nam (Nguyễn Việt Khôi, 2012). Chính vì vậy, việc nghiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng chè, đặc biệt là chè hữu cơ của Việt Nam thông qua nghiên cứu các nhân tố tham gia vào chuỗi và nhận diện sự tham gia của các nhân tố trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng chè hữu cơ rất có ý nghĩa.

........................

Bài đăng trên Tạp chí Phát triển bền vững Vùng số 2(2021).

(Tham khảo thông bài viết xin liên hệ trực tiếp:

- Bộ phận Tạp chí Phát triển bền vững Vùng

Địa chỉ: Tầng 8, Số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

- Bộ phận Thư viện Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng

Địa chỉ: Tầng 8. Số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

Nhân viên Thư viện: Nguyễn Thị Đậm (ĐT: 0986534092, Email: dam.sdin@gmail.com)

 

* Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) trong đề tài mã số 502.99-2018.


Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết