Phát triển du lịch liên kết 4 tỉnh Phú Yên - Bình Định - Đắk Lăk - Gia Lai: Các điều kiện tiềm năng và nhu cầu thực tế (*)
Đỗ Thị Kim Hảo
Phạm Thu Thủy
Hoàng Phương Dung
Tóm tắt: Du lịch liên kết điểm đến đang là xu hướng ngày càng phổ biến bởi nó đáp ứng được các nhu cầu đa dạng của du khách, đồng thời góp phần không nhỏ vào việc phát triển du lịch bền vững, đặc biệt là tại các điểm đến nhỏ chưa được nhiều du khách lựa chọn. Để một liên kết du lịch có thể được hình thành và phát triển bền vững, liên kết đó cần đáp ứng được các điều kiện quan trọng, đó là sự kết nối thuận tiện về vị trí địa lý, sự đa dạng về tài nguyên du lịch. Bên cạnh đó, liên kết cũng phải được hậu thuẫn bởi nhu cầu của các bên liên quan, bao gồm các cơ quan quản lý du lịch, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, du khách, và cộng đồng địa phương. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp khảo sát, phỏng vấn sâu và thống kê mô tả để phân tích các điều kiện tiềm năng và các nhu cầu thực tế trong việc phát triển du lịch liên kết 4 tỉnh Phú Yên, Bình Định, Đăk Lăk, Gia Lai (PY-BĐ-ĐL-GL). Kết quả cho thấy, 4 địa phương đã có các điều kiện “cần” cho sự hình thành của liên kết du lịch. Tuy nhiên, sự thành công của liên kết này còn phụ thuộc rất nhiều vào các chính sách, các sản phẩm, các giải pháp phát triển du lịch của các bên liên quan.
Từ khoá: Du lịch liên kết; Điểm đến liên kết; Bình Định; Đăk Lăk; Gia Lai; Phú Yên.
Giới thiệu[1]
Du lịch liên kết giữa các điểm đến đang là xu hướng mang lại sự thành công, tính mới mẻ cũng như gia tăng năng lực cạnh tranh của các điểm đến du lịch. Du lịch liên kết có thể hình thành một cách tự phát hoặc được xúc tiến có chủ đích giữa các điểm đến. Ngành du lịch Việt Nam đã hình thành một số chuỗi du lịch liên kết như liên kết Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam với sản phẩm “Con đường di sản miền Trung”; liên kết Nha Trang- Đà Lạt; liên kết 08 tỉnh Tây Bắc mở rộng và nhiều liên kết du lịch khác. Phần đầu của bài viết sẽ hệ thống lại các nghiên cứu về du lịch liên kết. Phần tiếp theo sẽ phân tích các điều kiện tiềm năng và nhu cầu thực tế để phát triển du lịch liên kết giữa 4 tỉnh Phú Yên- Bình Định, Đăk Lăk- Gia Lai (PY-BĐ-ĐL-GL). Phần cuối của bài đề xuất một số giải pháp để phát triển bền vững điểm đến du lịch liên kết này.
* Bài viết là sản phẩm của đề tài cấp nhà nước: “Cơ sở khoa học cho việc hoạch định chiến lược marketing du lịch liên kết 04 tỉnh Phú Yên - Bình Định - Đắc Lắc - Gia Lai”, mã số 03/19- ĐTĐL.XH-XNT do PGS.TS. Đỗ Thị Kim Hảo làm chủ nhiệm.
............
Nội dung bài viết gồm những phần sau:
1.Cơ sở lý luận
2. Phương pháp nghiên cứu
3. Các kết quả nghiên cứu chính
4. Các giải pháp phát triển du lịch liên kết 4 tỉnh Phú Yên - Bình Định - Đăk Lăk - Gia Lai
5. Kết luận
Bài đăng trên Tạp chí Phát triển bền vững Vùng số 1(2021).
(Tham khảo thông bài viết xin liên hệ trực tiếp:
- Bộ phận Tạp chí Phát triển bền vững Vùng
Địa chỉ: Tầng 8, Số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội
- Bộ phận Thư viện Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng
Địa chỉ: Tầng 8. Số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội
Nhân viên Thư viện: Nguyễn Thị Đậm (ĐT: 0986534092, Email: dam.sdin@gmail.com)