• Tiếng Việt
  • Tiếng Anh
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Phát triển bền vững ngành thủy sản xuất khẩu Tây Nam Bộ: Thực trạng và một số khuyến nghị

Nguyễn Đức Long

Tóm tắt: Thủy sản xuất khẩu là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam. Trong đó, tôm và cá tra được coi là hai sản phẩm xuất khẩu chủ lực. Vùng Tây Nam Bộ với điều kiện lý tưởng đã trở thành vựa nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản chính của cả nước. Nghiên cứu này tập trung phân tích thực trạng ngành thủy sản xuất khẩu Tây Nam Bộ thông qua hai sản phẩm chủ lực là tôm và cá tra. Bên cạnh số liệu được chủ yếu lấy từ nguồn của VASEP và UN Comtrade, những nhận định trong nghiên cứu cũng được củng cố bằng kết quả phỏng vấn các cơ quan quản lý tại các tỉnh thuộc khu vực Tây Nam Bộ. Cuối cùng, nghiên cứu đưa ra kết luận và một số khuyến nghị chính sách giúp phát triển ngành thủy sản xuất khẩu Tây Nam Bộ theo hướng bền vững.

Từ khóa: Chuỗi cung ứng; Phát triển bền vững; Tây Nam Bộ; Thủy sản xuất khẩu.

Giới thiệu

Vùng Tây Nam Bộ đã trở thành vựa nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản chính của cả nước. Các tỉnh Tây Nam Bộ chiếm khoảng 94% diện tích nuôi cá tra, trong khi đó, nhiều tỉnh Tây Nam Bộ như Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng đứng đầu cả nước về sản lượng và giá trị xuất khẩu tôm (VASEP, 2019a). Do là vùng nguyên liệu chính, Tây Nam Bộ cũng thu hút được nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản lớn của cả nước như Minh Phú, Vĩnh Hoàn, Sao Ta, Hùng Vương, Thủy sản An Giang, Phương Nam…(Toplist, 2019).

      Với đường bờ biển kéo dài, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi biến đổi khí hậu. Trong đó, các tỉnh trong vùng Tây Nam Bộ đã và đang phải đối mặt với những tác động ngày một gay gắt mà biểu hiện rõ nét nhất xâm nhập mặn và sạt lở bờ sông, bờ biển. Cùng lúc, thị trường quốc tế ngày càng bất định và diễn biến của đại dịch COVID-19 phức tạp có ảnh hưởng nặng nề đến nhu cầu tiêu thụ cũng như làm đình trệ hoạt động thương mại quốc tế.

       Chính vì vậy, phát triển bền vững ngành thủy sản xuất khẩu Tây Nam Bộ ngày càng trở nên cấp thiết. Trong phạm vi của nghiên cứu này, tác giả phân tích thực trạng phát triển ngành thủy sản xuất khẩu Tây Nam Bộ thông qua hai sản phẩm chủ lực đó là tôm và cá tra và, từ đó, đưa ra một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy phát triển ngành thủy sản xuất khẩu Tây Nam Bộ theo hướng bền vững.

............

Nội dung bài viết gồm những phần sau: 

     1.Tổng quan nghiên cứu

     2. Phương pháp nghiên cứu

     3.  Những khó khăn, hạn chế trong phát triển bền vững ngành thủy sản xuất khẩu Tây Nam Bộ

      4. Kết luận và gợi ý chính sách nhằm phát triển bền vững ngành thủy sản xuất khẩu Tây Nam Bộ

        Bài đăng trên Tạp chí Phát triển bền vững Vùng số 1(2021).

(Tham khảo thông bài viết xin liên hệ trực tiếp:

- Bộ phận Tạp chí Phát triển bền vững Vùng

Địa chỉ: Tầng 8, Số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

- Bộ phận Thư viện Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng

Địa chỉ: Tầng 8. Số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

Nhân viên Thư viện: Nguyễn Thị Đậm (ĐT: 0986534092, Email: dam.sdin@gmail.com)


Nguồn:BBT Tạp chí Phát triển bền vững Vùng Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết