• Tiếng Việt
  • Tiếng Anh
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tính tất yếu và giải pháp phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ nhằm đáp ứng chuyển đổi số ở Việt Nam

Vũ Tuấn Hưng

Nguyễn Xuân Bắc

Tóm tắt: Bài viết làm rõ tính tất yếu của sự phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ ở Việt Nam trong xu thế số hóa nền kinh tế đang diễn ra không chỉ ở Việt Nam mà còn ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới. Để chuyển đổi số, nhân tố quan trọng nhất, quyết định sự thành bại chính là nguồn nhân lực khoa học công nghệ - lực lượng lao động chủ yếu để vận hành nền kinh tế số. Tuy nhiên, trên thực tế, đội ngũ nhân lực khoa học công nghệ ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu những chuyên gia đầu ngành và các tổ chức khoa học công nghệ được đầu tư bài bản, chuyên nghiệp, quy mô lớn. Trên cơ sở phân tích thực trạng, hạn chế, nguyên nhân, tác giả đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ, đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số và phù hợp với tình hình của Việt Nam.

Từ khóa: Chuyển đổi số; Kinh tế số; Nhân lực số; Nguồn nhân lực khoa học công nghệ.

Đặt vấn đề

Xu hướng nghiên cứu về các lĩnh vực có tính chất số hóa được đề cập khá phổ biến trong thời gian vừa qua. Có thể nhắc đến nhiều nhất là thuật ngữ kinh tế số. Trong kinh tế số hay các vấn đề, lĩnh vực số khác, nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công cơ bản của tổ chức.

      Tổ chức Data61 thuộc CSIRO, cơ quan chuyên về dữ liệu và số hóa của tổ chức khoa học quốc gia Úc phối hợp cùng Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã xây dựng báo cáo Tương lai nền kinh tế số của Việt Nam: hướng tới 2045, tìm hiểu các xu thế ảnh hưởng đến nền kinh tế số của Việt Nam đến 2045 và đưa ra bốn kịch bản phát triển cho Việt Nam. Tác phẩm “Vietnam’s Future Digital Economy, towards 2030 and 2045” (2019) đã chỉ ra những xu hướng ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế số ở Việt Nam đến năm 2045. Làn sóng mới của các công nghệ số - trí tuệ nhân tạo, blockchain, Internet vạn vật và các dịch vụ dựa trên nền tảng và điện toán đám mây - có tiềm năng chuyển đổi Việt Nam thành nền kinh tế tăng trưởng cao của Châu Á và nâng cao chất lượng sống của người dân Việt Nam trong những thập kỷ sắp tới.

Báo cáo của tổ chức Lao động quốc tế - ILO (2016) đã đề cập đến những diễn tiến của công nghệ đang thay đổi công việc và doanh nghiệp. Báo cáo nhấn mạnh thách thức đối với các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp, người lao động và những người đại diện cho họ trong việc điều hướng những thay đổi công nghệ đang diễn ra trên thị trường lao động châu Á theo hướng bền vững về mặt kinh tế và xã hội. Trong đó, các vấn đề thách thức về nhân lực số và tiếp cận quản trị nhân lực trong bối cảnh chuyển đổi số ở Châu Á đã được đề cập đến.

Trong bài viết về nguồn nhân lực số, Nguyễn Hải Hoàng (2020) đã đề cập khá chi tiết những vấn đề về nguồn nhân lực số để đáp ứng yêu cầu của kinh tế số ở Việt Nam. Nền kinh tế số ra đời thay thế nền kinh tế truyền thống. Vì vậy, cần phải có sự thay đổi về cơ cấu lao động mà theo đó nguồn nhân lực số phải được chú trọng phát triển. Bài viết làm rõ khái niệm, nội hàm và đặc trưng của nguồn nhân lực số; đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực số ở Việt Nam.

      Trong bối cảnh chuyển đổi số là một xu hướng tất yếu và những yêu cầu về nguồn nhân lực phục vụ cho chuyển đổi số, bài viết này phân tích tính tất yếu và đề cập một số giải pháp trực diện cho nguồn nhân lực khoa học công nghệ ở Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay.

............

Nội dung bài viết gồm những phần sau: 

     1. Một số khái niệm cơ bản

     2. Tính tất yếu của nguồn nhân lực khoa học, công nghệ trong bối cảnh chuyển đổi số

     3. Hạn chế, khó khăn và thách thức trong phát triển nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số ở Việt Nam hiện nay

     4. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số ở Việt Nam

      5. Kết luận

Bài đăng trên Tạp chí Phát triển bền vững Vùng số 1(2021).

(Tham khảo thông bài viết xin liên hệ trực tiếp:

- Bộ phận Tạp chí Phát triển bền vững Vùng

Địa chỉ: Tầng 8, Số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

- Bộ phận Thư viện Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng

Địa chỉ: Tầng 8. Số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

Nhân viên Thư viện: Nguyễn Thị Đậm (ĐT: 0986534092, Email: dam.sdin@gmail.com)


Nguồn:BBT Tạp chí Phát triển bền vững Vùng Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...