• Tiếng Việt
  • Tiếng Anh
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Rà soát chỉ tiêu đánh giá hiệu quả FDI ở Việt Nam

Lê Thị Thu Hiền

Nguyễn Hoàng Dương

Tóm tắt: Bài viết có mục tiêu rà soát các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Việt Nam. Hiệu quả FDI được rà soát trên ba góc độ về kinh tế, xã hội và môi trường. Kết quả rà soát cho thấy, đến nay, Việt Nam chưa có bộ chỉ tiêu toàn diện để đánh giá hiệu quả khu vực FDI. Trong một số báo cáo, bài nghiên cứu có đề cập đến các chỉ tiêu về hiệu quả FDI; tuy nhiên, các chỉ tiêu tập trung về hiệu quả kinh tế là chính, các chỉ tiêu hiệu quả về mặt xã hội và môi trường chưa được coi trọng đúng mức.

Từ khoá: Đầu tư trực tiếp nước ngoài; FDI; Hiệu quả FDI.

Mở đầu

Trong quá trình hơn 30 năm mở cửa, vốn FDI đã đóng một vai trò quan trọng trong việc bổ sung nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời tạo tác động lan tỏa, khơi dậy các nguồn lực trong nước, đóng góp vào sự phát triển chung. Tính lũy kế đến ngày 20/9/2020, cả nước có 32.658 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 381,5 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 225,8 tỷ USD, bằng 59,1% tổng vốn đầu tư đăng ký (Cục Đầu tư nước ngoài, 2020). Quy mô và chất lượng các dự án FDI ngày càng gia tăng, góp phần tăng trưởng kinh tế chung, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô và tăng thu ngân sách nhà nước. Sự phát triển khu vực FDI đã góp phần to lớn trong việc tạo việc làm, thu nhập cho người lao động đồng thời nâng cao trình độ năng lực cho lao động trong nước. Dòng vốn đầu tư nước ngoài đã đạt được những hiệu quả đáng ghi nhận trên các mặt kinh tế, xã hội, môi trường.

Bên cạnh những mặt tích cực, khu vực FDI còn một số mặt hạn chế, bất cập như tỷ lệ vốn 

đầu tư thực hiện thấp so với vốn đăng ký, mức độ lan toả công nghệ và năng suất của khu vực FDI đến khu vực trong nước còn thấp. Ngoài ra, có một số doanh nghiệp FDI chưa tuân thủ nghiêm các quy định về bảo vệ môi trường, gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường hay các hành vi chuyển giá, thiếu trung thực trong báo cáo tài chính nhằm trốn thuế gây tổn thất ngân sách cho nhà nước.

Để khắc phục những hạn chế của khu vực FDI, đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 về Định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030. Một trong những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Nghị quyết là nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài. Tiếp theo là Nghị quyết 58/NQ-CP ngày 27/4/2020 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 50-NQ/TW, theo đó, việc đánh giá hiệu quả khu vực FDI cần dựa vào các tiêu chí cụ thể do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước ban hành.

............

Nội dung bài viết gồm những phần sau: 

1. Rà soát các chỉ tiêu về kinh tế

     2. Rà soát các chỉ tiêu về xã hội

     3. Rà soát các chỉ tiêu về môi trường

     4. Đánh giá chung và kết luận

Bài đăng trên Tạp chí Phát triển bền vững Vùng số 1(2021).

(Tham khảo thông bài viết xin liên hệ trực tiếp:

- Bộ phận Tạp chí Phát triển bền vững Vùng

Địa chỉ: Tầng 8, Số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

- Bộ phận Thư viện Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng

Địa chỉ: Tầng 8. Số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

Nhân viên Thư viện: Nguyễn Thị Đậm (ĐT: 0986534092, Email: dam.sdin@gmail.com)


Nguồn:BBT Tạp chí Phát triển bền vững Vùng Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...