• Tiếng Việt
  • Tiếng Anh
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Phát triển kinh tế tuần hoàn trong doanh nghiệp ở Việt Nam

Bạch Hồng Việt

Tóm tắt: Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng nêu rõ: “phát triển bền vững trở thành xu thế bao trùm trên thế giới; kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh đang là mô hình phát triển được nhiều quốc gia lựa chọn”. Như vậy, kinh tế tuần hoàn đã và đang trở thành xu thế tất yếu nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững trong bối cảnh tài nguyên suy thoái và cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm, biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp. Từ đặc điểm và lợi ích của việc phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn, bài viết phân tích thành công bước đầu của một số doanh nghiệp tiêu biểu trong thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam. Bài viết cũng đề xuất một số kiến nghị cho sự phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn trong các doanh nghiệp của Việt Nam.

Từ khóa: Doanh nghiệp; Kinh tế tuần hoàn; Phát triển bền vững.

Mở đầu

Những năm gần đây, Việt Nam là một điểm sáng về tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh biến đổi khí hậu và đại dịch toàn cầu. Kinh tế Việt Nam không chỉ tăng trưởng về quy mô, cải thiện được chất lượng, mà đời sống vật chất và tinh thần của người dân từng bước được nâng cao. Tuy nhiên, Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới đang đối mặt với thách thức: cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm và suy thoái môi trường, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, v.v. Để khắc phục tình trạng này, các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam, đang hướng đến mô hình phát triển kinh tế tuần hoàn (KTTH) nhằm giải quyết thách thức giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường trong phát triển bền vững.

Phát triển KTTH là hướng đi phù hợp không chỉ đối với các doanh nghiệp, mà cả nền kinh tế trong việc tái cơ cấu, chuyển đổi chiến lược và mô hình tăng trưởng theo hướng phát triển bền vững. Phát triển KTTH là cơ hội để phát triển nhanh và bền vững, không chỉ đạt mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường, mà còn giúp Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu. Theo Nguyễn Thế Chinh (2020), chuyển sang kinh tế tuần hoàn giúp đáp ứng các mục tiêu của Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng chỉ rõ, xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn là một trong những định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045. Như vậy, KTTH đã và đang trở thành xu thế tất yếu nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững trong bối cảnh tài nguyên suy thoái, cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm và biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp. Bài viết tập trung phân tích về phát triển kinh tế tuần hoàn trong các doanh nghiệp ở Việt Nam, từ đó gợi mở một số vấn đề về phát triển bền vững của các doanh nghiệp trong tương lai.

 Bài đăng trên Tạp chí Phát triển bền vững Vùng số 2(2021).

(Tham khảo thông bài viết xin liên hệ trực tiếp:

- Bộ phận Tạp chí Phát triển bền vững Vùng

Địa chỉ: Tầng 8, Số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

- Bộ phận Thư viện Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng

Địa chỉ: Tầng 8. Số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

Nhân viên Thư viện: Nguyễn Thị Đậm (ĐT: 0986534092, Email: dam.sdin@gmail.com)


Nguồn:BBT Tạp chí Phát triển bền vững Vùng Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết