Phân công lao động theo giới trong gia đình ở Thành phố Hồ Chí Minh (*)
Nguyễn Hữu Minh
Nguyễn Thị Phương
Tóm tắt: Bình đẳng giới là mục tiêu thứ 5 trong các Mục tiêu Phát triển bền vững do tổ chức Liên Hợp quốc đề ra, cũng là mục tiêu thứ 5 trong các Mục tiêu Phát triển bền vững của Việt Nam. Theo đó, bảo đảm bình đẳng trong phân công lao động giữa vợ và chồng trong công việc gia đình là một nội dung quan trọng để thực hiện bình đẳng giới nói chung. Dựa trên số liệu khảo sát 1.128 hộ gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh, bài viết phân tích thực trạng phân công lao động theo giới trong các gia đình. Các phân tích hai biến và đa biến được áp dụng. Kết quả cho thấy, đã có sự chia sẻ nhiều hơn của cả hai vợ chồng đối với các công việc vốn thuộc về giới này hay giới kia. Tuy nhiên, tính đặc thù giới vẫn tồn tại. Lượng thời gian dành cho công việc gia đình hàng ngày của phụ nữ vẫn cao hơn đáng kể so với nam giới. Đáng quan tâm là đại bộ phận người trả lời hài lòng với sự phân công lao động hiện tại. Điều này cho thấy, sự bảo lưu văn hoá và tính ổn định kéo dài của khuôn mẫu phân công lao động theo giới.
Từ khóa: Bình đẳng giới; Gia đình; Phân công lao động theo giới.
Nội dung bài viết gồm những phần sau:
1. Bối cảnh nghiên cứu
2. Nguồn số liệu, lý thuyết và phương pháp phân tích
3. Thực trạng phân công lao động theo giới trong gia đình
4. Sự tương đồng và khác biệt về phân công lao động theo giới
5. Kết luận
Bài đăng trên Tạp chí Phát triển bền vững Vùng số 1(2021).
(Tham khảo thông bài viết xin liên hệ trực tiếp:
- Bộ phận Tạp chí Phát triển bền vững Vùng
Địa chỉ: Tầng 8, Số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội
- Bộ phận Thư viện Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng
Địa chỉ: Tầng 8. Số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội
Nhân viên Thư viện: Nguyễn Thị Đậm (ĐT: 0986534092, Email: dam.sdin@gmail.com)