• Tiếng Việt
  • Tiếng Anh
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Đánh giá thành công của dự án đầu tư

Đỗ Thị Hoa Liên

Nguyễn Thị Anh Trâm

Mai Thị Anh Đào

Tóm tắt: Các tác giả bài báo đã đánh giá thành công dự án dựa trên khung phân tích đề xuất của Zwikael và Meredith (2019) từ ba chiều với các chỉ báo liên quan. Chiều thứ nhất đánh giá việc người quản lý dự án đạt được các mục tiêu đặt ra trong kế hoạch dự án, chiều thứ hai đánh giá trên việc chủ sở hữu dự án thực hiện các mục tiêu đặt ra trong trường hợp kinh doanh, chiều thứ ba đánh giá hiệu quả của các khoản đầu tư của nhà tài trợ. Mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM), với 365 mẫu hợp lệ đã được sử dụng để đánh giá. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các thang đo Quản lý dự án thành công; Chủ sở hữu dự án thành công; Nhà tài trợ dự án thành công đều là thang đo tốt để đo lường thành công của dự án đầu tư.

Từ khóa: Dự án thành công; Đánh giá; Thang đo thành công.

Đặt vấn đề

Doanh nghiệp ngày nay đang hoạt động trong điều kiện môi trường luôn biến động, mức độ không chắc chắn cao. Do thay đổi của các yếu tố môi trường bên ngoài, sự biến động của các dòng tài nguyên, việc triển khai các dự án luôn phải cân nhắc rất nhiều biến số. Điều đó cho thấy, sự thành công hay thất bại của dự án phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Dự án thành công có ảnh hưởng tích cực đến hiệu suất của tổ chức nên việc hiểu đúng về thành công của dự án có tầm quan trọng đối với cả nghiên cứu và thực tiễn (Love và cộng sự, 2012; Gil và Pinto, 2018). 

Sau nhiều thập kỷ nghiên cứu về lĩnh vực này, các nghiên cứu vẫn sử dụng các thang đo khác nhau để đo lường sự thành công của dự án (Müller và Martinsuo, 2015; Ullah và cộng sự, 2017) do chưa có sự đồng thuận về ý nghĩa thực sự của thành công (Shenhar và Holzmann, 2017). Hơn nữa, với sự phát triển của thực tiễn quản lý dự án như hiện nay thì các mục tiêu thời gian, chi phí và phạm vi không đủ để xác định sự thành công của dự án. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, các tiêu chí thành công bây giờ nên được liên kết với các ràng buộc về tính bền vững của một dự án, mở rộng các thông số, bao gồm tác động xã hội và môi trường cũng như thời gian, kinh tế, chất lượng. Đồng thời, việc xác định thành công của dự án thường không dễ dàng vì các nghiên cứu cho thấy, các bên liên quan có nhận thức khác nhau về các yếu tố góp phần vào thành công của dự án. Do đó, việc đo lường sự thành công dự án, cũng như việc cần phải phân tách thước đo thành công của dự án khỏi thước đo thành công của cá nhân các nhà quản lý dự án là hết sức cần thiết.

..............

 

Bài đăng trên Tạp chí Phát triển bền vững Vùng số 2(2021).

(Tham khảo thông bài viết xin liên hệ trực tiếp:

- Bộ phận Tạp chí Phát triển bền vững Vùng

Địa chỉ: Tầng 8, Số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

- Bộ phận Thư viện Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng

Địa chỉ: Tầng 8. Số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

Nhân viên Thư viện: Nguyễn Thị Đậm (ĐT: 0986534092, Email: dam.sdin@gmail.com)


Nguồn:BBT Tạp chí Phát triển bền vững Vùng Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết