Một số vấn đề về liên kết vùng trong phát triển bền vững Tây Nguyên (Sách chuyên khảo). Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam – Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng
Nhà xuất bản: Khoa học xã hội
Năm xuất bản: 2017
Số trang: 334
Chủ biên: Lê Anh Vũ (chủ biên) và các tác giả khác
Có thể nói, Tây Nguyên là vùng có vị trí địa – chính trị, địa – kinh tế đặc biệt quan trọng trong tam giác tăng trưởng Việt Nam, Lào, Campuchia. Tây Nguyên có nhiều lợi thế từ rừng, đất đỏ bazan, thủy điện, cảnh quan du lịch và văn hóa sử thi giàu chất bản địa. Trong tiến trình phát triển Tây Nguyên là vùng nông nghiệp đặc trưng của Việt Nam, có nhiều chuỗi giá trị tham gia vào mạng sản xuất toàn cầu như cà phê, ca cao, tiêu, cao su…
Mặc dù nhiều năm qua, Tây Nguyên là vùng được ưu ái bởi các chính sách nhằm tập trung phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội. Sau 30 năm đổi mới, Tây Nguyên vẫn chưa bứt phá, vẫn là một vùng kém phát triển, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, chất lượng nguồn nhân lực thấp; tăng trưởng kinh tế chưa gắn kết với bình đẳng xã hội. Khoảng cách nghèo giữa đô thị và nông thôn, giữa đồng bào dân tộc thiểu số và đồng bào Kinh còn lớn… Bên cạnh đó, Tây Nguyên hiện nay còn phải đang đối mặt với sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên như tài nguyên rừng, khoáng sản, bảo vệ môi trường.
Đứng trước thực trạng đó, Tây Nguyên đòi hỏi phải thay đổi phương thức tiếp cận để phát triển, tăng cường liên kết trong vùng trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của các địa phương trong vùng với sự hợp tác, liên kết với các địa phương ngoài vùng; khai thác có hiệu quả lợi thế địa – kinh tế, địa – chính trị, phát triển vùng Tây Nguyên theo hướng bền vững.
Đứng trước bối cảnh đó, có rất nhiều nghiên cứu về Tây Nguyên, tiêu biểu có nghiên cứu “Liên kết nội vùng trong phát triển bền vững vùng Tây Nguyên” đã góp phần tìm ra hướng giải pháp giải quyết những vướng mắc của vùng Tây Nguyên. Nghiên cứu này đã phân tích những vấn đề, nguyên nhân và các rào cản cản trở lên kết nội vùng, phân công hợp tác và liên kết phát triển giữa các địa phương trong thời gian vừa qua. Trên cơ sở đó, gợi ý các giải pháp, cơ chế chính sách thúc đẩy liên kết nội vùng, thực hiện phân công hợp tác giữa các địa phương có hiệu quả hơn, tăng cường liên kết ngoại vùng nhằm hướng tới phát triển bền vững Tây Nguyên. Nghiên cứu này đã khái quát hóa lý luận, đóng góp vào phát triển lý luận phát triển vùng ở Việt Nam.
Trên cơ sở nghiên cứu này, cuốn sách “Một số vấn đề về liên kết vùng trong phát triển bền vững Tây Nguyên” đã được nhóm tác giả biên soạn và xuất bản. Ngoài phần mở đầu, kết luận, cuốn sách gồm 3 chương chính sau:
Chương I. Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về liên kết vùng
Chương II. Thực trạng liên kết nội vùng Tây Nguyên
Chương III. Quan điểm, giải pháp đẩy mạnh liên kết nội vùng Tây Nguyên đến năm 2020
Với kết cấu 3 chương, cuốn sách có thể là tư liệu hữu ích đối với độc giả làm tài liệu tham khảo nghiên cứu về vùng Tây Nguyên trong giai đoạn tiếp theo. Thư viện Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng xin trân trọng giới thiệu quý độc giả về nội dung cuốn sách. Hy vọng đây là cuốn tài liệu bổ ích đối với độc giả tham khảo. Mọi thông tin tham khảo chi thiết, bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp với bộ phận Thư viện Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng theo số Điện thoại của thủ thư: Nguyễn Thị Đậm - 0986.534.092. email: dam.sdin@gmail.com.
Xin trân trọng giới thiệu!
Xây dựng và phát triển thương hiệu chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam
Phân tích chính sách: Chìa khóa thành công cho nhà lãnh đạo, quản lý (Sách chuyên khảo)
Xây dựng và áp dung thử nghiệm bộ chỉ số đô thị xanh ở Việt Nam - Đề tài Cấp Bộ năm 2017-2018
Kinh tế xanh cho phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu
Nguồn nhân lực với phát triển bền vững vùng Bắc Bộ giai đoạn 2011-2020