• Tiếng Việt
  • Tiếng Anh
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững: từ lý thuyết đến thực tiễn

Tóm tắt: Kinh tế tuần hoàn (KTTH) là một khái niệm tương đối mới tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các mục tiêu phát triên bển vừng, việc áp dụng KTTH vào phát triển kinh tế xã hội lại là một yêu cầu cấp bách. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng khẳng định xây dựng KTTH là một trong những định hướng phát triển của đất nước giai đoạn 2021 - 2030. Chính vì vậy, việc làm rõ nội hàm, nguyên lý của KTTH và các vấn đề áp dụng KTTH trong thực tiễn phát triển bền vững ở Việt Nam là hết sức cần thiết. Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu lý luận và thực tiễn về KTTH và phát triển bền vững, bài viết này tập trung làm rõ mối  quan hệ giữa KTTH và phát triển bền vững cùng như những yêu cầu cơ bản để áp dụng và phát triền KTTH thành công tại Việt Nam.

Đặt vấn đề

      Kinh tế tuần hoàn (circular economy) là một khái niệm xuất hiện từ cuối những năm 60 của thế kỷ XX. Tuy vậy, phải đến những năm gần đây, KTTH mới nhận được sự quan tâm đặc biệt của các học giả, các nhà quản lý và xây dựng chính sách; đặc biệt, trong bối cảnh nguồn lực phát triên ngày càng trở nên khan hiếm, ô nhiễm môi trường và những tác động của nó đến cuộc sống ngày một rệt. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững trong các mô hình truyền thống phải đối mặt với những thách thức như sự khan hiếm tài nguyên và ô nhiễm môi trường ngày càng tăng. Là một quốc gia đi sau và đạt nhiều thành tựu trong phát triền kinh tế, Việt Nam là một ví dụ điển hình cho thấy ảnh hưởng to lớn của vấn đề khan hiếm nguồn lực và ô nhiễm môi trường đối với mục tiêu phát triển bền vừng. Đại hội Đại biêu toàn quốc lần thứ XIII của Đàng khăng định, xây dựng kinh tế tuần hoàn là một trong những định hướng phát triển của đất nước giai đoạn 2021 - 2030 (Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, 2020). Vậy KTTH là gì? KTTH có quan hệ như thế nào với phát triển bền vững? Đâu là những nguyên lý cơ bản để từng bước chuyển đổi từ mô hình kinh tế truyền thống sang KTTH? Đâu là những gợi mở cho thực tiễn áp dụng KTTH ở Việt Nam? Đó là những câu hỏi nhận được sự quan tâm đặc biệt cúa các nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách và các doanh nghiệp.

Nội dung bài viết gồm những phần sau: 

     1. Khái niệm và bản chất của kinh tế tuần hoàn

     2. Kinh tế tuần hoàn trong mối quan hệ Phát triển bền vững

     3. Hiện thực hóa kinh tế tuần hoàn - phương thức hướng tới muc tiêu phát triển bền vững

     4. Yêu cầu để thực hiện kinh tế tuần hoàn

     5. Thực tiễn các mô hình kinh tế tuần hoàn trên thế giới và Việt Nam

Bài đăng trên Tạp chí Phát triển bền vững Vùng số 1(2021).

(Tham khảo thông bài viết xin liên hệ trực tiếp:

- Bộ phận Tạp chí Phát triển bền vững Vùng

Địa chỉ: Tầng 8, Số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

- Bộ phận Thư viện Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng

Địa chỉ: Tầng 8. Số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

Nhân viên Thư viện: Nguyễn Thị Đậm (ĐT: 0986534092, Email: dam.sdin@gmail.com)


Nguồn:Tạp chí Phát triển bền vững vùng số 1 năm 2021 Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan