• Tiếng Việt
  • Tiếng Anh
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 6b/NQ-BCH về công tác vận động nữ CNVCLĐ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và Chỉ thị 03/CT-TLĐ về tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong nữ CBCCVCLĐ (2010-2020)

I. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 6B/NQ-BCH VÀ CHỈ THỊ 03/T-TLĐ, KẾT LUẬN 147/KL-TLĐ

1. Đặc điểm, tình hình chung

          - Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng (viết tắt là Viện Vùng) là viện thuộc khối khoa học xã hội của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (viết tắt là Viện Hàn lâm). Viện Vùng có chức năng nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về khoa học xã hội và phát triển bền vững vùng nhằm góp phần vào sự hình thành và phát triển khoa học về sự bền vững của Việt Nam. Từ quan điểm phát triển bền vững vùng về kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường, thể chế và những tác động của biến đổi khí hậu, nghiên cứu và dự báo xu hướng về mức độ bền vững của quá trình phát triển ở Việt Nam; đề xuất các kiến nghị và giải pháp cho những vấn đề đặt ra cho các vùng của Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Trải qua gần 15 năm xây dựng và phát triển, Viện Vùng hiện nay có 35 người, cán bộ nữ chiếm đa số (23/35 người), các cán bộ nữ đa phần là cán bộ trẻ, có tinh thần phấn đấu học tập, nâng cao trình độ chuyên môn phục vụ công tác.

2. Thuận lợi, khó khăn liên quan tới việc triển khai thực hiện Nghị quyết 6b/NQ-BCH và Chỉ thị 03/CT-TLĐ, Kết luận 147/KL-TLĐ:

          + Thuận lợi: Nữ CBCCVCLĐ là bộ phận của giai cấp công nhân Việt Nam và là lực lượng nòng cốt trong phong trào phụ nữ cả nước. Trong những năm qua, cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, đội ngũ CBCCVCLĐ Viện Vùng đã có nhiều chuyển biến cả về số lượng và chất lượng. Hiện nay, nữ CBCCVCLĐ chiếm 65,7% tổng số CBCCVCLĐ, số lượng cán bộ nữ tham gia công tác đào tạo, tập huấn về chuyên môn ngày càng tăng. Nữ CBCCVCLĐ Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng đã và đang đóng góp công sức, trí tuệ của mình trong mọi mặt hoạt động cả về khoa học, phục vụ nghiên cứu và công tác đoàn thể. Là đối tượng tập hợp, vận động quan trọng của tổ chức công đoàn, là lực lượng nòng cốt trong phong trào phụ nữ của Viện.

          + Khó khăn: Tiền lương và thu nhập của cán bộ nữ trong Viện tăng theo lộ trình của Chính phủ, nhưng nhìn chung vẫn thấp, lương thực tế giảm do không theo kịp mức tăng của giá cả sinh hoạt. Bên cạnh đó, do số lượng cán bộ nữ trẻ nhiều, đang trong thời gian học tập và làm quen với công việc nên phân bố thu nhập không đều, đời sống của cán bộ trẻ và nữ CBCCVCLĐ còn nhiều khó khăn.

  1. . Kết quả đạt được:

3.1. Kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết 6b-NQ-TLĐ về công tác vận động nữ CBCCVCLĐ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

      Ban chấp hành Công đoàn Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững vùng xác định đây là một trong những nội dung trọng tâm trong chương trình công tác. Bộ phận nữ công trong Ban chấp hành Công đoàn Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững vùng thường xuyên tự đánh giá, giám sát thực trạng lao động nữ, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách pháp luật liên quan đến lao động nữ, đưa công tác nữ công, công tác Dân số - kế hoạch hóa gia đình và công tác Bình đẳng giới vào tiêu chí thi đua và nội dung chấm điểm hoạt động công đoàn.

      Về việc tham gia với lãnh đạo, đơn vị khuyến khích, tạo điều kiện bồi dưỡng, đào tạo cán bộ nữ nhằm tăng tỷ lệ nữ tham gia BCH Công đoàn các cấp, tỷ lệ chủ chốt của công đoàn là nữ, tỷ lệ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý; công tác tập huấn, đào tạo: Trong cơ cấu Ban chấp hành công đoàn Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững vùng nhiệm kỳ 2013-2016 và nhiệm kỳ 2016-2021, tỷ lệ nữ chiếm 2/3 tổng số cán bộ công đoàn. Vai trò của nữ cán bộ làm công đoàn cũng được tăng cường, ở nhiệm kỳ 2013-2016, cán bộ công đoàn giữ chức Phó Chủ tịch; đến nhiệm kỳ 2016-2021, đã có Chủ tịch công đoàn là nữ giới.

      Để nâng cao nhận thức về giới, về vị trí, vai trò của phụ nữ trong xã hội và gia đình; quyền của phụ nữ và trẻ em theo quy định của pháp luật... , trong những năm qua, Công đoàn Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng cường đẩy mạnh các hoạt động với các nội dung đa dạng, phong phú như tuyên truyền về giới, bình đẳng giới, chính sách pháp luật liên quan đến lao động nữ và trẻ em. Tập trung phổ biến tuyên truyền các văn bản liên quan như: các Nghị quyết của Đảng về phụ nữ và gia đình, Kế hoạch hành động Vì sự tiến bộ phụ nữ, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm Y tế, Luật Lao động, Luật CĐ... Thông qua các hoạt động này đã góp phần nâng cao nhận thức của nữ CNVCLĐ về chính sách, pháp luật về bình đẳng giới, trách nhiệm của người chồng và các thành viên trong gia đình chia sẻ công việc với người phụ nữ, tạo điều kiện để chị em đảm đang việc nhà đồng thời đảm trách tốt công tác xã hội.

     BCH Công đoàn tham mưu cho cấp ủy cùng cấp trong việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí sử dụng cán bộ nữ nhằm khắc phục tình trạng níu kéo, tư tưởng an phận trong nội bộ cán bộ nữ. Quan tâm công tác tạo nguồn, tuyển chọn cử nữ cán bộ CĐ tham gia các khóa đào tạo chuyên môn, lý luận chính trị, chú trọng đội ngũ cán bộ trưởng thành từ phong trào quần chúng ở cơ sở, quan tâm phát triển đảng viên nữ. Thông qua các hoạt động của CĐ, nhiều nữ cán bộ đã trưởng thành qua thực tiễn phong trào,  được tín nhiệm giao trọng trách đề bạt bổ nhiệm vào cương vị lãnh đạo đơn vị, quản lý các cấp ngày một tăng và có xu hướng trẻ hoá.

3.2. Kết quả triển khai thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TLĐ ngày 18/8/2010 của Đoàn Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam về tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong nữ CBCCVCLĐ

      Đây là phong trào thi đua mang đặc thù giới xuyên suốt quá trình hoạt động nữ công của các cấp CĐ. Căn cứ vào các văn bản của Đảng, Nhà nước và chỉ đạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng như Công đoàn Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Công đoàn Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng đã triển khai phong trào sát với tình hình thực tế của Viện.

Hàng năm, công tác tuyên truyền, giáo dục và vận động nữ công chức, viên chức và người lao động được Ban chấp hành công đoàn phối hợp với Ban vì sự tiến bộ phụ nữ phối hợp thực hiện. Thường xuyên theo dõi và động viên chị em phấn đấu 100% nữ cán bộ đăng ký thực hiện phong trào thi đua “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”, phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng hạnh phúc gia đình. Thực hiện tốt việc "Nuôi con khỏe, dạy con ngoan" và kế hoạch hóa gia đình, thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hóa. Hàng năm, vận động nữ cán bộ tham gia đầy đủ 02 đợt khám sức khỏe định kỳ cho toàn thể nữ công chức, viên chức trong Viện do Phòng Y tế của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức.

Ngoài việc tham gia các phong trào chung của Viện thì nhiệm vụ chuyên môn của Viện được cán bộ nữ thực hiện một cách nghiêm túc và tích cực như tham gia hệ đề tài cơ sở, xuất bản các công trình khoa học như bài tạp chí, chương sách,...

3.3. Kết quả củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Nữ công. Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động nữ công phù hợp với yêu cầu thực tiễn của phong trào và nhiệm vụ của công đoàn trong giai đoạn hội nhập quốc tế.

     Trong những năm qua, nhân dịp dịp ngày quốc tế 8/3, hưởng ứng ngày quốc tế hạnh phúc 20/3, ngày quốc tế thiếu nhi 1/6, tìm hiểu kiến thức pháp luật, có tham gia tọa đàm chi các gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc nhân kỷ niệm ngày gia đình Việt Nam 28/6, ngày phụ nữ Việt Nam 20/10 và những dịp tổ chức tham quan, nghỉ mát, Ban Nữ công Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng thường tổ chức các buổi giao lưu, trao đổi, qua đó động viên, khuyến khích công chức, viên chức và người lao động trong Viện gắn kết, giao lưu với nhau. Thông qua các hoạt động tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác gia đình và nhiệm vụ phòng chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật hôn nhân gia đình,….

3.4. Đánh giá chung và bài học kinh nghiệm:

     Ưu điểm: Phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” cùng với phong trào thi đua “Lao động giỏi, Lao động sáng tạo”, “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” gắn với việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; góp phần tích cực vào việc xây dựng cơ quan, đơn vị và tổ chức Công đoàn vững mạnh. Thành tích của phong trào là kết quả tổng hợp yếu tố nội lực của chị em và sự quan tâm chỉ đạo của các cấp.

     Tồn tại, hạn chế: Công tác tuyên truyền, phổ biến, triển khai Nghị quyết ở Công đoàn Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng đôi lúc còn mang tính hình thức, chương trình hành động chưa sát với thực tế. Công tác chỉ đạo kiểm tra, giám sát đối với phong trào có lúc chưa được thường xuyên, thiếu chủ động.

    Công tác cán bộ nữ tuy đã được quan tâm, song tỷ lệ cán bộ nữ tham gia lãnh đạo quản lý còn chiếm tỷ lệ thấp chưa tương xứng với sự phát triển về số lượng và chất lượng của nữ CBCCVCLĐ, công tác phát hiện giới thiệu cho Đảng những nữ CNVCLĐ có năng lực, trình độ, trưởng thành từ phong trào để tham gia cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa thực sự được quan tâm sát sao.

      Trong vận dụng tiêu chuẩn và cách thức tiến hành tổ chức bình xét danh hiệu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” ở Công đoàn Viện đôi khi còn lúng túng, chưa phản ánh đúng thực chất của phong trào; việc phát hiện các cánhân điển hình chưa được quan tâm thường xuyên.

Nguyên nhân

      Tư tưởng định kiến giới, hẹp hòi với nữ vẫn tồn tại ở một bộ phận cán bộ, đảng viên và trong xã hội, bên cạnh đó cũng còn một bộ phận nữ CBCCVCLĐ tự ti, thụ động thiếu ý chí vươn lên.

      Điều kiện tổ chức hoạt động nữ công ở Công đoàn còn khó khăn, sự quan tâm, tạo điều kiện của người sử dụng lao động về thời gian sinh hoạt, về địa điểm sinh hoạt, về học tập nâng cao trình độ cho nữ CNVCLĐ còn hạn chế; Kinh phí dành cho hoạt động nữ công, cho tổ chức phong trào thi đua và khen thưởng còn hạn hẹp, tỷ lệ khen thưởng chưa tương xứng với kết quả phong trào.

Bài học kinh nghiệm

      Nghị quyết 6b/NQ-BCH, Chỉ thị 03/CT-TLĐ đã từng bước đi vào cuộc sống thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và tổ chức CĐ đối với công tác cán bộ nữ. Qua thực tế cho thấy để thực hiện tốt Nghị quyết 6b, Chỉ thị 03 cần có sự quan tâm lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự phối hợp chặt chẽ của các cấp chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể để vận dụng linh hoạt vào tình hình thực tế của từng cơ quan, đơn vị.

     Công tác vận động nữ CNVCLĐ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và phong trào "Giỏi việc nước, đảm việc nhà" chỉ có thể thật sự đi vào cuộc sống, có chất lượng và hiệu quả đòi hỏi các mục tiêu và nội dung của Nghị quyết phải được cụ thể hoá phù hợp với đặc điểm tình hình hoạt động của ngành, địa phương, đơn vị.

     Quá trình chỉ đạo thực hiện, thường xuyên kiểm tra rút kinh nghiệm. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc, tổ chức sơ, tổng kết, kịp thời phát hiện, bồi dưỡng và nhân điển hình các tập thể và cá nhân tiêu biểu để động viên phong trào.

    Cần quan tâm củng cố tổ chức và kiện toàn đội ngũ cán bộ nữ công CĐ các cấp đủ mạnh để tham mưu có hiệu quả cho Ban Chấp hành CĐ về công tác vận động nữ.

Kiến nghị, đề xuất:

      Qua thực tế cho thấy, để thực hiện tốt Nghị quyết 6b, Chỉ thị 03 cần đẩy mạnh hơn nữa sự quan tâm lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự phối hợp chặt chẽ của các cấp chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể để vận dụng linh hoạt vào tình hình thực tế của từng cơ quan, đơn vị.

* Với Tổng Liên đoàn:

+ Chưa cần thiết ban hành Nghị quyết mới thay thế Nghị quyết 6b/NQ-BCH.

+ Phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” vẫn còn phù hợp với thực tiễn.

+ Đề xuất các chỉ tiêu phấn đấu thực hiện trong thời gian tới phù hợp với tình hình thực tiễn phong trào nữ CBCCVCLĐ: không

* Với công đoàn Viên chức Việt Nam, Công đoàn Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam: không có

II. DỰ BÁO TÌNH HÌNH

      Với những kết quả đã đạt được, có thể khẳng định Nghị quyết 6b/NQ-BCH, Chỉ thị 03/CT-TLĐ đã thực sự đi vào đời sống của nữ CNVCLĐ Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng, được BCH công đoàn Viện tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả. Phong trào đã trở thành nguồn động lực tiếp tục thúc đẩy chị em luôn nỗ lực để vươn lên, vượt qua nhiều thử thách khó khăn, phát huy tài năng trí tuệ sáng tạo, thông minh, đức tính cần cù chịu khó, truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam trong những giai đoạn tiếp theo.

1. Nhiệm vụ trọng tâm: Để tiếp tục đẩy mạnh Nghị quyết 6b/NQ-BCH và Chỉ thị 03/CT-TLĐ trong thời gian tới các cấp công đoàn cần phát huy những kinh nghiệm hay, những cách làm tốt đã được rút ra qua tổng kết tại đơn vị mình, đồng thời cần quan tâm thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm sau:

     - Tập trung tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện các quyền của lao động nữ, công tác chăm lo sức khỏe, đời sống, chú trọng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nữ CBCCVCLĐ, đặc biệt đối với nữ cán bộ có đời sống, gia cảnh đặc biệt khó khăn.

    - Nâng cao nhận thức về công tác phụ nữ và bình đẳng giới, tiếp tục thực hiện hiệu quả các giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ.

    - Tăng cường công tác tuyên truyền chính sách pháp luật, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ.

    - Xây dựng gia đình CBCCVCLĐ no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh. Quan tâm các hoạt động cải thiện điều kiện chăm sóc, nuôi dạy và học hành của con CBCCVCLĐ.

      - Xây dựng đội ngũ cán bộ nữ, nâng cao chất lượng hoạt động Ban nữ công công đoàn các cấp.

     - Nâng cao hiệu quả phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”.

2. Một số giải pháp chính

       - Tiếp tục quán triệt sâu sắc các quan điểm, mục tiêu về công tác phụ nữ trong tình hình mới nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp công đoàn về công tác vận động nữ CNVCLĐ.

        - Tăng cường các hoạt động tuyên truyền giáo dục trong CNVCLĐ về chính sách pháp luật lao động, bình đẳng giới, kế hoạch hóa gia đình, phòng chống bạo lực gia đình, giáo dục phẩm chất đạo đức người phụ nữ Việt Nam thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thông qua đó nâng cao nhận thức của nữ CNVCLĐ trong việc tích cực học tập nâng cao trình độ mọi mặt nhằm đem lại quyền lợi thiết thực cho chị em và cũng vừa để cao trách nhiệm của nam giới trong công việc gia đình.

        - Đẩy mạnh phong trào thi đua "Giỏi việc nước, đảm việc nhà" gắn với phong trào "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc". Cụ thể hoá nội dung, tiêu chuẩn thi đua cho phù hợp với ngành, địa phương, đơn vị. Tôn vinh, biểu dương kịp thời các tài năng sáng tạo nữ, các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua và các cuộc vận động.

       - Tăng cường cọ sát thực tiễn, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng đối với cán bộ và lao động nữ, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ và lao động nữ tiếp tục được học tập nâng cao trình độ mọi mặt, được chăm sóc sức khoẻ và nâng cao đời sống văn hoá tinh thần. Chủ động tham gia xây dựng chính sách pháp luật có liên quan lao động nữ và trẻ em, cùng với người sử dụng lao động quan tâm vấn đề tạo việc làm ổn định, cải thiện môi trường, điều kiện làm việc cho nữ CNVCLĐ. Đặc biệt đấu tranh chống các hành vi phân biệt đối xử, xâm hại, xúc phạm nhân phẩm người phụ nữ. Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách với lao động nữ, kiến nghị sửa đổi những bất hợp lý và xử lý những vi phạm trong việc thực hiện chính sách pháp luật về lao động nữ. Phát hiện những nữ CNVCLĐ ưu tú để đào tạo, bồi dưỡng, giới thiệu tham gia đội ngũ cán bộ, lãnh đạo quản lý các cấp.

        - Đẩy mạnh các hoạt động xã hội nhân đạo, phát huy truyền thống tương thân, tương ái trong CNVCLĐ. Đẩy mạnh các hoạt động sinh hoạt chia sẻ về kiến thức, thông tin liên quan đến sức khỏe, hạnh phúc gia đình, nuôi dậy con cái, phát triển chuyên môn, kỹ năng làm việc… của CNVCLĐ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, hội nhập quốc tế và cuộc Cánh mạng công nghiệp 4.0 tăng cường năng lực tham gia các hoạt động của cộng đồng trên nhiều lĩnh vực, chú trọng quan tâm chăm lo cho đối tượng nữ CNVCLĐ ở các vùng cao, vùng sâu, biên giới, đối tượng nữ có con nhỏ đi học, gia cảnh khó khăn.

        - Quan tâm củng cố kiện toàn ban nữ công cả về số lượng và chất lượng, phát huy vai trò chủ động tham mưu về công tác nữ, tăng cường việc bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng công tác cho cán bộ nữ công các cấp, nhất là những cán bộ mới tham gia công tác công đoàn, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động nữ công, hướng về cơ sở. Tranh thủ sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, sự phối hợp, hỗ trợ của lãnh đạo chuyên môn, chính quyền với Ban VSTBCPN đồng cấp, các ban ngành, đoàn thể liên quan đến tổ chức phong trào, đưa phong trào tiếp tục phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu./.

BCH Công đoàn Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng


Nguồn:Công đoàn Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan