• Tiếng Việt
  • Tiếng Anh
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Giới thiệu tin: Văn hóa tộc người Cơ-tu với đảm bảo sinh kế sau tái định cư ở thủy điện sông Bung 4

Đặng Minh Ngọc

Tóm tắt: Trong những năm qua, các công trình thủy điện được xây dựng đã có những đóng góp đáng kể cho sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, đi kèm với thủy điện là những cuộc di dân tái định cư với những ảnh hưởng nhất định về môi trường, văn hóa và sinh kế. Hiện nay, câu hỏi được đặt ra đối với các dự án tái định cư là phải làm thế nào để cải thiện đời sống cho người dân, giúp họ có mức sống ít nhất là bằng hoặc hơn nơi ở cũ, nhanh chóng hòa nhập và thích ứng với cuộc sống ở nơi mới mà vẫn giữ được các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Để trả lời cho câu hỏi này, đa số các dự án tái định cư có xu hướng tập trung vào phát triển nguồn vốn vật chất mà bỏ qua vai trò của văn hóa trong việc phục hồi sinh kế cho người dân tái định cư, giúp họ có nguồn sống và thu nhập tại chỗ. Thực tế ở thủy điện Sông Bung 4 cho thấy, văn hóa là điểm tựa về mặt vật chất và tinh thần giúp người dân vượt qua giai đoạn đầy khó khăn khi chuyển đến khu tái định cư mới. Đó là lý do tác giả lựa chọn nghiên cứu vai trò của văn hóa trong phát triển sinh kế của người dân tái định cư ở thủy điện Sông Bung 4.

Từ khóa: Sinh kế sau tái định cư; Tộc người Cơ-tu; Văn hóa.

Bài đăng trên Tạp chí Phát triển bền vững Vùng số 3 (2022).

----------------------------------------------------------------------------------------------------

(Tham khảo thông bài viết xin liên hệ trực tiếp:

- Bộ phận Tạp chí Phát triển bền vững Vùng

Email: tcptbvv@gmail.com – ĐT: 84-024-22423138

- Bộ phận Thư viện Viện

Nguyễn Thị Đậm (ĐT: 0986534092, Email: dam.sdin@gmail.com)

----------------------------------------------------------------------------------------------------


Nguồn:BBT Tạp chí Phát triển bền vững Vùng Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan