Giới thiệu tin: Cơ hội và thách thức trong phát triển du lịch cộng đồng ở làng cổ Việt Nam: Nghiên cứu trường hợp làng cổ Phước Tích
Trần Hồng Hiếu
Tôn Nữ Hải Âu
Trần Huỳnh Quang Minh
Tóm tắt: Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích SWOT kết hợp thang đo Likert để lấy ý kiến của chuyên gia và các bên liên quan, từ đó phân tích và lượng hóa về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của phát triển du lịch cộng đồng tại làng cổ Phước Tích. Tài nguyên du lịch văn hóa và tài nguyên du lịch tự nhiên là những điểm mạnh lớn nhất để phát triển du lịch cộng đồng tại làng cổ. Là ngôi làng di sản cấp quốc gia nên Phước Tích có cơ hội nhận được sự hỗ trợ đáng kể của Nhà nước và các tổ chức quốc tế để bảo tồn nhà rường, nghề gốm truyền thống và xây dựng cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, doanh thu dịch vụ du lịch vẫn còn thấp khiến làng cổ chưa thể tự hình thành nguồn kinh phí phát triển du lịch, trong đó có xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là điểm yếu lớn nhất hiện nay. Bên cạnh đó, thiếu nguồn nhân lực trẻ để kế thừa và gìn giữ các giá trị văn hóa cũng như phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch là thách thức tồn tại những năm qua. Từ kết quả nghiên cứu này, một số gợi ý về giải pháp quản lý để phát triển hiệu quả làng cổ gắn với du lịch cộng đồng được đề xuất.
Từ khóa: Du lịch cộng đồng; Làng cổ Phước Tích; SWOT; Thang đo Likert.
Bài đăng trên Tạp chí Phát triển bền vững Vùng số 3 (2022).
----------------------------------------------------------------------------------------------------
(Tham khảo thông bài viết xin liên hệ trực tiếp:
- Bộ phận Tạp chí Phát triển bền vững Vùng
Email: tcptbvv@gmail.com – ĐT: 84-024-22423138
- Bộ phận Thư viện Viện
Nguyễn Thị Đậm (ĐT: 0986534092, Email: dam.sdin@gmail.com)
----------------------------------------------------------------------------------------------------