• Tiếng Việt
  • Tiếng Anh
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Giới thiệu sách: Công nghệ 4.0 ở Liên minh châu Âu và một số nước thành viên (Sách chuyên khảo)

TS. Đỗ Tá Khánh

Nxb. Khoa học xã hội, 2022

Đặc trưng vật lý: 275tr. – 20.5 cm.

Kí hiệu kho: 24VV00002545

 

        

Theo Liên minh châu Âu (EU), cách mạng công nghiệp lần thứ tư (hay thường được gọi ngắn gọn là 4.0) là thuật ngữ có liên quan đến công nghệ và các khái niệm về tổ chức chuỗi giá trị. Đây là chủ đề được quan tâm ở nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới. Theo Klaus Schwab (2018) trong nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Cuộc cách mạng mới này được xem là tốc độ nhanh hơn và phạm vị tác động rộng hơn rất nhiều so với các cuộc cách mạng công nghiệp trước.

       Liên minh châu Âu và một số nước thành viên được cho là cái nôi của các cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới, châu Âu cũng đã và đang tích cực hướng đến cuộc cách mạng mới này, với mong muốn tiếp tục duy trì vị thế trụ cột của thế giới về phát triển công nghiệp. Với tiến trình liên kết châu Âu, bên cạnh chính sách chung của Liên minh châu Âu (EU) về phát triển công nghiệp nói chung và công nghiệp 4.0 nói riêng, các quốc gia thành viên cũng có những ưu tiên chính sách phù hợp với điều kiện và thế mạnh của mình nhằm có được vị trí thuận lợi trong bối cảnh phát triển mới.

          Theo thông tin về Horizon 2020 đã chỉ ra rằng, EU và các nướ thành viên sẽ tiếp tục là một trụ cột của thế giới về phát triển công nghệ nhờ sự đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu khoa học và thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu cụ thể. Bên cạnh đó, EU và các nướ thành viên đang chịu nhữn sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ khác trên thế giới, đặc biệt là từ Hoa Kỳ và khu vực Đông Á.

          Từ những phát hiện trên, cuốn sách “Công nghiệp 4.0 ở Liên minh châu Âu và một số nước thành viên” đã được nhóm tác giả biên soạn và xuất bản làm tài liệu chuyên khảo cho vấn đề này. Nội dung cuốn sách được chia làm các chương cụ thể như sau:

          Chương 1. Chính sách phát triển công nghiệp hướng đến công nghiệp 4.0 ở Liên minh châu Âu và một số nước thành viên.

          Chương 2. Các công cụ thúc đẩy công nghiệp 4.0 ở Liên minh châu Âu và một số nước thành viên.

          Chương 3. Thực hiện cong nghiệp 4.0 ở Liên minh châu Âu và một số quốc gia thành viên.

          Chương 4. Dự báo xu thế phát triển công nghiệp 4.0 tại Liên minh châu Âu và một số nước thành viên và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

          Có thể nói, với 4 chương sách cuốn sách này tập trung tìm hiểu nhận thức của EU và một số nước thành viên về công nghiệp 4.0 thông qua việc làm rõ các khái niệm và định hướng chính sách về công nghiệp 4.0 đang phổ biến tại EU và các nước thành viên; các khung khổ thể chế thúc đẩy công nghiệp 4.0; thực trạng phát triển và đưa ra một số dự báo về phát triển công nghiệp 4.0 ở khu vực này. Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ đóng góp vào quá trình hoạch định chính sách công nghiệp ở Việt Nam, đồng thời cũng góp phần bổ sung vào lý luận về chính sách công nghiệp trong bối cảnh mới, đặc biệt là vai trò của các nhân tố góp phần định hình công nghiệp 4.0.

          Tuy nhiên, do giới hạn nội dung nghiên cứu trong các vấn đề chính sách phát triển công nghiệp, đặc biệt là việc xây dựng các thể chế, nhằm thúc đẩy các ngành có liên quan đến công nghiệp 4.0. Một số nghiên cứu trường hợp trong cuốn sách sẽ là những phép so sánh đặc sắc để có kết quả thú vị hơn của nghiên cứu, làm bài học cho Việt Nam.

    Với những thành tựu mà cuốn sách đã nêu ra, cuốn sách cũng chỉ ra những hạn chế nhất định như về quy mô nghiên cứu, nguồn lực nghiên cứu,... Nhưng với nỗ lực trên, nhóm tác giả đã cố gắng mang đến một cách nhìn khai quát về chính sách và sự phát triển công nghiệp 4.0 ở Liên minh châu Âu và một số thành viên. Tập thể tác giả hy vọng với ấn phẩm này sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị đối với các chuyên gia, đồng nghiệp và quý độc giả. Bên cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu, biên soạn ấn phẩm, cuốn sách không tránh khỏi những hạn chế nhất định, tác giả mong nhận được sự đóng góp của các chuyên gia, đồng nghiệp, quý độc giả để có thể bổ sung, chỉnh sửa, hoàn thiện trong những lần tái bản sau.

Xin trân trọng giới thiệu!

 

Để tham khảo tài liệu, xin vui lòng liên hệ:

Bộ phận thư viện Viện (Cán bộ phụ trách: Nguyễn Thị Đậm - ĐT và Zalo: 0986534092 hoặc địa chỉ email: dam2020.irsd@gmail.com)

------------------------------------------------------------------


Nguồn:0000 Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan