• Tiếng Việt
  • Tiếng Anh
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Giới thiệu tin: Thực trạng các nguồn vốn tài chính khí hậu tại Việt Nam

Nguyễn Thị Nhung

 Nguyễn Minh Hoà

Vũ Thị Phương Anh

               Đỗ Thị Hoàng Anh

Tóm tắt: Trong nhiều năm qua, Việt Nam đã rất nỗ lực thực hiện các cam kết quốc tế về chống biến đổi khí hậu (BĐKH). Nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác từ khu vực tư nhân, các chương trình hợp tác song phương và đa phương cho việc này không ngừng tăng qua các năm. Tuy nhiên, so với mục tiêu quốc gia về chống BĐKH, nguồn vốn tài chính khí hậu (TCKH) thực sự là thách thức lớn đối với Việt Nam. Trên cơ sở đánh giá thực trạng các nguồn vốn tài trợ cho hoạt động BĐKH tại Việt Nam và kinh nghiệm các quốc gia, nghiên cứu nhấn mạnh vai trò quan trọng và tiên phong của các Chính phủ. Theo đó, nghiên cứu cho rằng, Chính phủ Việt Nam cần có giải pháp quyết liệt hơn đảm bảo tính minh bạch thông tin về các chương trình BĐKH, quá trình phân bổ và sử dụng nguồn vốn tài trợ. Ngoài ra, Việt Nam có thể cân nhắc triển khai thực hiện gắn thẻ chi tiêu cho BĐKH. Đặc biệt, phát triển thị trường tài chính xanh với sản phẩm trái phiếu xanh nên được xem xét và triển khai như là kênh dẫn vốn và công cụ điều tiết các nguồn lực cho quá trình phát triển bền vững của nền kinh tế.

Từ khoá: Nguồn vốn tài chính khí hậu; Phát triển bền vững; Tài chính khí hậu.

Bài đăng trên Tạp chí Phát triển bền vững Vùng số 3 (2022).

----------------------------------------------------------------------------------------------------

(Tham khảo thông bài viết xin liên hệ trực tiếp:

- Bộ phận Tạp chí Phát triển bền vững Vùng

Email: tcptbvv@gmail.com – ĐT: 84-024-22423138

- Bộ phận Thư viện Viện

Nguyễn Thị Đậm (ĐT: 0986534092, Email: dam.sdin@gmail.com)

----------------------------------------------------------------------------------------------------


Nguồn:BBT Tạp chí Phát triển bền vững Vùng Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan