• Tiếng Việt
  • Tiếng Anh
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Giới thiệu tin: Giải pháp phát triển kinh tế tập thể đối với đồng bào dân tộc thiểu số vùng Trung du miền núi Bắc Bộ - Tiếp cận phát triển dựa trên nội lực và tiềm năng

Triệu Thanh Quang

Tóm tắt: Kinh tế tập thể là một mô hình kinh tế cho phép liên kết và huy động nguồn lực của các thành viên, nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh của các cá nhân và nông hộ, đặc biệt là những nhóm yếu thế khi mà nguồn lực của họ còn hạn hẹp. Tuy vậy, thực tế cho thấy, trong những năm qua, mô hình kinh tế tập thể chưa thực sự phát huy một cách có hiệu quả ở Việt Nam, nhất là ở những vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nghiên cứu này sử dụng tiếp cận phát triển dựa vào nội lực để đánh giá tiềm năng, thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, từ đó đưa ra khuyến nghị định hướng cho phát triển kinh tế tập thể của đồng bào dân tộc thiểu số trong vùng. Nghiên cứu cho thấy, với những tiềm năng sẵn có, những phương thức liên kết, huy động hiệu quả sẽ thúc đẩy sự phát triển các mô hình kinh tế tập thể của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của vùng một cách bền vững.

Từ khóa: Dân tộc thiểu số; Kinh tế tập thể; Phát triển dựa vào nội lực; Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Bài đăng trên Tạp chí Phát triển bền vững Vùng số 3 (2022).

----------------------------------------------------------------------------------------------------

(Tham khảo thông bài viết xin liên hệ trực tiếp:

- Bộ phận Tạp chí Phát triển bền vững Vùng

Email: tcptbvv@gmail.com – ĐT: 84-024-22423138

- Bộ phận Thư viện Viện

Nguyễn Thị Đậm (ĐT: 0986534092, Email: dam.sdin@gmail.com)

----------------------------------------------------------------------------------------------------


Nguồn:BBT Tạp chí Phát triển bền vững Vùng Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết