• Tiếng Việt
  • Tiếng Anh
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tọa đàm khoa học triển khai đề án “Hợp tác triển khai hành lang kinh tế Quảng Trị (Việt Nam) – Salavan (Lào) – Ubon Ratchathini (Thái Lan)

Sáng ngày 30/9/2022, tại trụ sở 176 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội, Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng đã tổ chức tọa đàm: “Hợp tác triển khai hành lang kinh tế Quảng Trị (Việt Nam) – Salavan (Lào) – Ubon Ratchathini (Thái Lan). Đây là Đề án nghiên cứu giữa Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng và Sở Ngoại Vụ tỉnh Quảng Trị.

Tham dự buổi Tọa đàm có TS. Lê Văn Hùng, Phó Viện trưởng Phụ trách Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng; TS. Đỗ Tá Khánh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng; TS. Trần Toàn Thắng, chủ nhiệm đề án, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia; Và đại diện các phòng nghiên cứu, các chuyên gia tham gia đề án.

1.jpg

2.jpg

TS. Trần Toàn Thắng, chủ nhiệm đề án trình bày tại Tọa đàm

TS. Trần Toàn Thắng, chủ nhiệm đề án đã có bài trình bày về một số nội dung cơ bản của đề án và kế hoạch triển khai các công việc chuyên môn của đề án. Theo đó, đề án cần đảm bảo mục tiêu chung là nghiên cứu xây dựng hình thành và thúc đẩy hợp tác phát triển kinh tế thương mại, đầu tư, du lịch giữa các địa phương, quốc gia trong hành lang PARA - EWEC nhằm khai thác lợi thế mỗi bên, và phát triển hài hòa lợi ích của mỗi nước; đón đầu và chuẩn bị trước các điều kiện cần thiết khai thác các công trình kết nối hạ tầng đã và đang được ba nước (Thái lan, Lào và Việt Nam) triển khai. Và các mục tiêu cụ thể: (1) Xác định cơ sở khoa học của việc hình thành Hành lang PARA - EWEC bao gồm: khung lý thuyết về động lực và hiệu quả của việc xây dựng Hành lang; tổng quan kinh nghiệm quốc tế và trong nước về phát triển hành lang và tận dụng cơ hội hạ tầng để thúc đẩy phát triển và giao lưu kinh tế có thể áp dụng cho trường hợp PARA – EWEC; (2) Phân tích nhu cầu thực tiễn thông qua thực trạng về thể chế, hạ tầng kinh tế xã hội các địa bàn dọc Hành lang; làm rõ bối cảnh, nhu cầu kết nối, phát triển và khai thác Hành lang, cơ hội và thách thức trong xây dựng Hành lang; (3) Đề xuất quan điểm, định hướng chiến lược, các phương án xây dựng phát triển Hành lang PARA - EWEC; cơ chế hợp tác, triển khai, các chính sách đặc thù; cơ chế huy động nguồn lực; sơ bộ đánh giá, dự báo ảnh hưởng của Hành lang tới phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh dọc Hành lang, đặc biệt là Quảng Trị; (4) Sơ bộ đề xuất các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật nhằm khai thác hiệu quả hành lang kinh tế phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Trị và các địa phương trên tuyến Hành lang PARA – EWEC; (4) Tạo tác động lan tỏa, vận động thay đổi bổ sung chính sách của các địa phương/quốc gia có liên quan đến khai thác Hành lang.

Tại buổi tọa đàm, các chuyên gia đã góp ý và trao đổi xung quanh khung phân tích và các nội dung nghiên cứu chính của Đề án:

- Nội dung 1: Cơ sở khoa học về phát triển hành lang kinh tế

Trong nội dung này, Đề án tập trung vào phân tích, tổng quan: (1) cơ sở khoa học của hành lang kinh tế như: các khái niệm liên quan, vai trò của hành lang kinh tế, các điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội hình thành hành lang kinh tế, các giai đoạn phát triển, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác hành lang kinh tế; (2) kinh nghiệm quốc tế về xây dựng vận hành, khai thác các hành lang hiện nay (bao gồm cả Hành lang EWEC).

- Nội dung 2: Thực trạng Hành lang PARA – EWEC

Trong nội dung này, Đề án tập trung vào phân tích thực trạng: (1) trình độ phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh trong Hành lang; (2) hạ tầng giao thông, Logistic; (3) các điểm nút quan trọng, các trung tâm kinh tế dọc hành lang; (4) phát triển doanh nghiệp; (5) phối hợp, cạnh tranh giữa Hành lang PARA-EWEC các hành lang khác trên tuyến biên giới Việt – Lào (bao gồm cả EWEC); (6) cơ chế phối hợp, chính sách cửa khẩu.

- Nội dung 3: Bối cảnh 2021-2030 và lợi ích của PARA – EWEC

Trong nội dung này, Đề án tập trung phân tích: (1) bối cảnh toàn cầu hóa làm gia tăng các dòng đầu tư và thương mại; (2) bối cảnh trong nước và của các tỉnh liên quan; (3) dự báo lợi ích của tăng cường kết nối, khai thác PARA – EWEC.

- Nội dung 4: Quan điểm, định hướng chiến lược phát triển, khai thác Hành lang PARA – EWEC

Xây dựng các định hướng, cơ chế chính sách cho Para-EWEC

 

Đề án thực hiện cách tiếp cận tổng thể thông qua việc thực hiện 5 bước trong khung phân tích.

Nguyễn Hồng Anh

Trưởng phòng - Phòng Quản lý khoa học


Nguồn:Đề án Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan