• Tiếng Việt
  • Tiếng Anh
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Nghèo đa chiều các vùng ở Việt Nam

Tóm tắt: 

      Báo cáo vận dụng phương pháp đo lường nghèo đa chiều của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (MOLISA) và có điều chỉnh cách tính toán ở một số chỉ tiêu dựa trên nghiên cứu trước đó cuả chủ nhiệm đề tài và cộng sự để tính toán từ dữ liệu Khảo sát mức sống dân cư (KSMSDC) để góp phần đánh giá thực trạng nghèo đa chiều tại 06 vùng kinh tế – xã hội của Việt Nam. Trên cơ sở đó, báo cáo so sánh kêt quả tính tóan với một số nghiên cứu khác và đưa ra các đề xuất điều chỉnh phương pháp đo lường nghèo đa chiều hiện được áp dụng tại Việt Nam (xác định chỉ báo, ngưỡng nghèo, trọng số, độ sâu của nghèo và phương pháp triển khai đánh giá thực đia).
       Kêt quả tính tóan của nhóm nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nghèo đa chiều đa gia tăng, măc dù việc tiếp cận dịch vụ đã thuận lợi hơn trong thời kỳ 2010-2014. Kết quả nghiên cứu so với nhiều công trình khác cũng gợi ý cần hoàn thiện phương pháp tính và nguồn dữ liệu trong thời gian tới. Từ kết quả thu đươc, báo cáo đã đưa ra một số thảo luận dựa trên so sánh kết quả tính toán của Đề tài và một số nghiên cứu đã có trước đó, đồng thời thảo luận những vấn đề liên quan đến phương pháp tính toán (việc lựa chọn chỉ tiêu, ngưỡng thiếu hụt, gợi mở hướng nghiên cứu đo lường độ sâu của nghèo…).

      Mở đầu

     Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế nhanh, Việt Nam đã giảm nghèo nhanh chóng đạt được Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG) số 1 là triệt để loại trừ tình trạng bần cùng (nghèo cùng cực) và thiếu ăn vao năm201 0, đứng thư 6 toan cầu (ODI, 2010). Tỷ lệ nghèo chính thức đã giảm từ 18,1% năm 2004 xuống 10,7% năm 2010 (ODI, 2010). Tuy nhiên tỷ lệ nghèo thực sự ước tính cao hơn do chuẩn nghèo rất thấp.Theo Điều tra mức sống hộ gia đình năm 2010, tỷ lệ nghèo là 14,2 %, với 6,9 % ở khu vực thành thị và 17,4 % ở khu vực nông thôn (Tổng cục Thống kê, 2010). Nếu theo chuẩn nghèo mới của Tổng cục Thống kê và Ngân hàng thế giới, ước tính tỷ lệ nghèo quốc gia la 20,7% năm 2010, trong đó 27% đối với các gia đình ở nông thôn và 6% với các gia đình ở thành thị (Ngân hàng thế giới, 2012). 

      Mặc dù bức tranh tổng thể có tính tích cực, song Việt Nam hiện gặp những thách thức có thể triệt tiêu các thành tựu trong giảm nghèo. Những thách thức này bao gồm: các giai đoạn bất ổn kinh tế vĩ mô và lạm phát cao; những thay đổi nhanh chóng về kinh tế và xã hội, bao gồm dân số già trong tương lai, sức ép đối với thị trường lao động do quá độ dân số; tỷ lệ di cư và đô thị hóa gia tăng và tỷ lệ các rủi ro thiên tai tăng nhanh đồng thời không mang tính báo trước. Trong bối cảnh này, các đặc điểm của đói nghèo và tính dễ bị tổn thương đang thay đổi (Ngân hàng thế giới và VASS, 2010). Đói nghèo dai dẳng dường như đang trở nên bắt rễ sâu hơn khi mà có sự chênh lệch lớn giữa các khu vực và các nhóm kinh tế xã hội, đặc biệt cao hơn ở khu vực dân tộc thiểu số, miền núi xa xôi. Tỷ lệ nghèo giữa các khu vực cũng rất khác nhau, trong khoảng từ 2,3% ở vùng Đông Nam bộ tới 29,4% ở vùng Miền núi và Trung du phía Bắc dựa theo chuẩn nghèo mới năm 2010. Tỷ lệ nghèo giữa các tỉnh cũng rất khác nhau, ở thành phố Hồ Chí Minh là 0,3% và 50,8% ở Điện Biên.
     Các nhóm dân số cụ thể như người góa bụa, người gia va người sống chung với HIV cũng dễ bị tổng thương hơn với nghèo đói. Ở ngũ phân vị nghèo nhất, số lượng hộ gia đình do phụ nữ là chủ và nghèo nhiều hơn số lượng hộ gia đình do đan ông lam chủ và nghèo, trong khi 15,7% số người từ 80 tuổi và 14,4% phụ nữ ngoài 60 tuổi la nghèo đói tính theo chuẩn nghèo mới (Ngân hàng thế giới, 2012). Ngoài ra, phụ nữ có xu hướng nghèo về tài sản nhiều hơn nam giới: chỉ 1/4 phụ nữ tuổi từ 31-45 sống trong các hộ gia đình có tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - điều hạn chế khả năng tiếp cận các khoản vay của phụ nữ (Ngân hàng thế giới, 2011). Nghèo đói và HIV có quan hệ chặt chẽ với nhau và gia đình không có người bị HIV thu nhập cao hơn 1,3 lần so với thu nhập của hộ gia đình có người bị nhiễm HIV (Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội và UNDP, 2009). Một phần ba số gia đình có một người bị tật nguyền sống trong cảnh nghèo đói. 

     Các hình thức đói nghèo mới nổi lên, bao gồm đói nghèo ở người nhập cư và người dân đô thị. Điều tra đói nghèo đô thị năm 2009 cho thấy trong khi người dân sống ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh không bị đói nghèo về thu nhập song họ gặp phải khó khăn trong tiếp cận bảo trợ xã hội, nhà cửa và giáo dục. Ở cả hai thành phố, người nhập cư gặp phải khó khăn hơn người dân bản địa đặc biệt là bị tách biệt về xã hội (UBND TP. Hà Nội và UBND TP. Hồ chí Minh, 2010). Tương tự, phân tích từ số liệu của Tổng điều tra dân số năm 2009 cho thấy chỉ có 44% con em của những người di cư giữa các tỉnh trong độ tuổi 11-18 được đi học so với tỷ lệ 75% là con em những người bản địa.
     Tại Việt Nam, Thủ tướng chính phủ (2015) đã ban hanh chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều để xác định người nghèo áp dụng các chương trình, chính sách bảo trợ xã hội. Tuy nhiên các vùng, miền ở Việt Nam có sự khác biệt lớn về điều kiện kinh tế - xã hội, do đó chuẩn nghèo với các tiêu chí được đưa ra cần có sự điều chỉnh theo vùng, miền. Bộ tiêu chí chuẩn nghèo mới được ban hanh xác định hộ nghèo dựa trên thu nhập có tính đến khác biệt giữa các vùng, miền nhưng 10 tiêu chí đánh giá nghèo đa chiều lại không tính đến sự khác biệt này. Chính vì vậy, bức tranh về nghèo vùng miền Việt Nam hiện không được phản ánh chính xác.
     Ngoài ra các nghiên cứu về nghèo đa chiều ở Việt Nam hiện còn mỏng và ít được quan tâm ở cấp độ vùng; do vậy cần thêm nhiều công trình khác để làm rõ thêm về tình trạng nay. Trên cơ sở đó, các chính sách giảm nghèo mới có thể xác định đúng đối tượng và hiệu quả. Từ những phân tích nêu trên, chủ đề nghiên cứu: “Nghèo đa chiều các vùng ở Việt Nam” là cần thiết và có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.

Chi tiết xin xem file đính kèm


Tập tin đính kèm
Nguồn:Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùn Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết