• Tiếng Việt
  • Tiếng Anh
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thử nghiệm mô hình kinh doanh cho kinh tế tuần hoàn: định nghĩa và phương pháp tiếp cận

Tác giả: Nancy M. P. Bocken, Ilka Weissbrod, và Maria Antikainen

Các doanh nghiệp lớn đang thừa nhận tiềm năng của mô hình kinh doanh tuần hoàn góp phần tiết kiệm nguồn lực đồng thời đảm bảo khả năng cạnh tranh trong tương lai. Tuy nhiên, việc vận hành mô hình kinh tế tuần hoàn (KTTH) trên thực tế đang bị tụt hậu và kết quả bền vững của việc đổi mới mô hình kinh doanh là không chắc chắn. Do vậy, việc thử nghiệm không chỉ để thử khả năng tồn tại của các lựa chọn trong bối cảnh kinh doanh mà còn để bắt đầu chuyển đổi tại các công ty.

Thử nghiệm mô hình kinh doanh cho KTTH là gì?

Là một cách tiếp cận lặp đi lặp lại để phát triển và thử nghiệm các tuyên bố giá trị tuần hoàn (circular value propositions) trong bối cảnh thực tế với khách hàng và các bên liên quan, bắt đầu với một mục tiêu chung. Nó liên quan đến việc “học tập” nhanh chóng dựa trên dữ liệu thực nghiệm để cung cấp bằng chứng về khả năng tồn tại của tuyên bố giá trị tuần hoàn. Các lần lặp lại liên quan đến sự gia tăng mức độ phức tạp của các thử nghiệm. Trọng tâm của việc học tập là bắt đầu chuyển đổi rộng hơn, chẳng hạn như chuyển đổi hành vi của người tiêu dùng đối với nền kinh tế tuần hoàn.

Các đặc điểm của thử nghiệm mô hình kinh doanh cho KTTH

  1. Thiết kế và thử nghiệm các tuyên bố giá trị tuần hoàn. Mục đích là thử nghiệm các đề xuất (cung cấp sản phẩm/dịch vụ) với khách hàng và các bên liên quan khác để kiểm tra khả năng khả thi từ góc độ khách hàng, nền kinh tế tuần hoàn và quan điểm mang tính hệ thống.
  2. Thử nghiệm trong bối cảnh thực tế, với các bên liên quan. Cần có bằng chứng hữu hình để thuyết phục các bên liên quan trong và ngoài doanh nghiệp về khả năng tồn tại của các đề xuất mới. Thử nghiệm diễn ra với khách hàng và các bên liên quan khác.
  3. Hình thành và phân tích dữ liệu thực nghiệm. Dữ liệu được tạo và phân tích, ví dụ: thông qua thử nghiệm như một phương pháp nghiên cứu hoặc sử dụng các phương pháp như khởi nghiệp tinh gọn (Lean Startup).
  4. Lặp lại, học nhanh và chuyển từ thử nghiệm sang mở rộng quy mô. Quá trình này lặp đi lặp lại (ví dụ: xây dựng – đo lường – học hỏi) và mức độ phức tạp của các thử nghiệm tăng dần theo thời gian, hướng tới mở rộng quy mô từ quy mô nhỏ đến mở rộng trên thị trường.
  5. Thăm dò và tạo các tùy chọn. Thử nghiệm là để tìm ra các hoạt động trong từng điều kiện, từ đó xác định và tạo ra các lựa chọn, trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn.
  6. Phát triển trường hợp kinh doanh trong khi cân bằng tác động xã hội và môi trường. Thử nghiệm giúp giảm thiểu sự không chắc chắn, rủi ro liên quan và chi phí đối với các đề xuất trong tương lai, nhưng các tiêu chí khác nhau (ví dụ: trường hợp kinh doanh, tính tuần hoàn, tính bền vững) cần phải được cân bằng trong quá trình thử nghiệm.
  7. Khắc phục “sức ỳ” của tổ chức (đặc biệt ở các doanh nghiệp lớn). “Sức ỳ” của tổ chức cản trở sự đổi mới mô hình kinh doanh tuần ở các công ty lớn và thử nghiệm có thể giúp các công ty lớn vượt qua những điều này.
  8. Tầm nhìn và mục đích và/hoặc mục tiêu. Thông qua thử nghiệm, các công ty làm việc hướng tới một tầm nhìn và mục tiêu chung.
  9. Hợp tác với các bên liên quan. Điều này nhấn mạnh đến sự hợp tác với các bên liên quan bao gồm doanh nghiệp, chính quyền (địa phương), tổ chức phi chính phủ hay công dân.
  10. Đóng góp vào quá trình chuyển đổi rộng rãi hơn. Mục đích là để góp phần vào quá trình chuyển đổi rộng rãi hơn sang nền kinh tế tuần hoàn và chuyển đổi hành vi của người tiêu dùng.

Dịch bởi ThS. Lê Bá Nhật Minh, Chuyên gia – Đổi mới sáng tạo trong Kinh tế tuần hoàn

Nguồn: Bocken, N., Weissbrod, I. and Antikainen, M., 2021. Business Model Experimentation for the Circular Economy: Definition and Approaches. Circular Economy and Sustainability, 1(1), pp.49-81.


Nguồn:0000 Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết