• Tiếng Việt
  • Tiếng Anh
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hội thảo đề tài cấp Bộ: Chương trình xây dựng Nông thôn mới: nhìn từ thực tế các xã thí điểm – Một số kết quả ban đầu.

Ngày 14/8/2014, Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng (IRSD) tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: "Chương trình xây dựng Nông thôn mới: nhìn từ thực tế các xã thí điểm – Một số kết quả ban đầu”. Hội thảo được tổ chức trong khuôn khổ của đề tài cấp Bộ ""Chương trình xây dựng Nông thôn mới: nhìn từ thực tế các xã thí điểm" do TS. Lương Thị Thu Hằng làm chủ nhiệm đề tài. Hội thảo gồm các nội dung chính: báo cáo kết quả nghiên cứu ban đầu về tình hình thực hiện chương trình nông thông mới (NTM), nhận thức và quan điểm của người dân và những bất cập thách thức trong quá trình triển khai chương trình tại hai tỉnh Trà Vinh và Điện Biên.

 

Ngày 14/8/2014, Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng (IRSD) tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: "Chương trình xây dựng Nông thôn mới: nhìn từ thực tế các xã thí điểm – Một số kết quả ban đầu”. Hội thảo được tổ chức trong khuôn khổ của đề tài cấp Bộ ""Chương trình xây dựng Nông thôn mới: nhìn từ thực tế các xã thí điểm" do TS. Lương Thị Thu Hằng làm chủ nhiệm đề tài. Hội thảo gồm các nội dung chính: báo cáo kết quả nghiên cứu ban đầu về tình hình thực hiện chương trình nông thông mới (NTM), nhận thức và quan điểm của người dân và những bất cập thách thức trong quá trình triển khai chương trình tại hai tỉnh Trà Vinh và Điện Biên.

Tới dự Hội thảo có các đồng chí lãnh đạo IRSD, các chuyên gia, cố vấn chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới, cùng toàn thể cán bộ công chức, viên chức viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng.

Những nghiên cứu ban đầu của đề tài đã phần nào cho thấy được thực trạng thực hiện xây dựng NTM tại các số xã thí điểm và đã nêu ra được một số bất cập – thách thức trong quá trình triển khai chương trình. Mỗi một địa phương Chương trình NTM lại gặp những bất cập, thách thức khác nhau. Cụ thể, tại Trà Vinh: Một số tiêu chí NTM chưa phù hợp với địa phương (tiêu chí về cơ cấu lao động, đối với những xã thuần nông là chưa hợp lý, Tiêu chí về kiên cố hóa kênh mương không phù hợp do địa bàn có kênh rạch chằng chịt, không thể đủ kinh phí); thiếu vốn, nguồn vốn được phân bổ thiếu hợp lý, thiếu sự tham gia của các doanh nghiệp; sự phối hợp giữa các ban ngành, các cấp còn chưa thực sự chặt chẽ; đồng thời thiếu sự tiếp cận tham gia của các cộng đồng dân cư. Tại Điện Biên: Trình độ dân trí thấp; trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ cơ sở còn hạn chế; tốc độ phát triển kinh tế thấp cũng là các thách thức lớn trong thực hiện Chương trình NTM.

Các ý kiến thảo luận tại hội thảo cũng đồng ý với những kết quả nghiên cứu ban đầu của đề tài. Ví dụ như về tính bền vững của Chương trình NTM, cả hai xã thí điểm: Thanh Chăn và Mỹ Long Nam, mặc dù đã đạt được gần hết các tiêu chí về NTM, song để duy trì các tiêu chí là rất khó khăn; cần có sự tham gia của tất cả các nhóm xã hội, của các tổ chức doanh nghiệp, hợp tác xã; đặc biệt các loại hình loại hình KHCN hỗ trợ sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường còn chưa thực sự phù hợp... Các ý kiến thảo luận thống nhất rằng đề tài cần đánh giá hiện trạng, phân tích cụ thể thuận lợi, thách thức của từng địa bàn nghiên cứu để có thể đưa ra những khuyến nghị chính sách và đề xuất các giải pháp cụ thể cho từng vùng và xây dựng mô hình NTM theo hướng phát triển bền vững Vùng.


Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...