• Tiếng Việt
  • Tiếng Anh
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Một số hoạt động của Viện sau khi đổi tên thành Viện Nghiên cứu phát triển bền vững Vùng

Ngày 22/2/2013 đánh dấu mốc Viện Khoa học xã hội Việt Nam chính thức đổi tên thành Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam theo Nghị định của Chính phủ. Viện Phát triển bền vững vùng Bắc Bộ được đổi tên thành Viện Nghiên cứu phát triển bền vững Vùng.

 

Một số hoạt động của Viện sau khi đổi tên thành Viện Nghiên cứu phát triển bền vững Vùng

Ngày 22/2/2013 đánh dấu mốc Viện Khoa học xã hội Việt Nam chính thức đổi tên thành Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam theo Nghị định của Chính phủ. Viện Phát triển bền vững vùng Bắc Bộ được đổi tên thành Viện Nghiên cứu phát triển bền vững Vùng.

Nếu như trước đây, nghiên cứu về phát triển bền vững được tiến hành trên cơ sở các Viện vùng như vùng Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ thì hiện nay, trong một số Viện Nghiên cứu chuyên ngành của Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam đổi tên, Viện nghiên cứu phát triển bền vững Vùng  không chỉ tiếp tục  nhiệm vụ nghiên cứu những vấn đề phát triển bền vững mà còn mở rộng trên phạm vi cả nước.

Trên cơ sở chỉ đạo của Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt nam và hướng dẫn của Ban Tổ chức – Cán bộ, Viện đã tiến hành rà soát và bổ sung một số điểm về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ phù hợp với yêu cầu phát triển của Viện sau khi đổi tên.  Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt nam đã phê duyệt “Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức” mới của Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng.

 Về cơ cấu tổ chức, Viện Nghiên cứu phát triển bền vững vùng hiện nay giữ nguyên 5 phòng nghiên cứu tập trung vào các vấn đề đặt ra trong phát triển bền vững vùng như phát triển bền vững đô thị, nông thôn và miền núi, liên kết và hội nhập trong phát triển, văn hóa, môi trường và cộng đồng, phát triển nguồn lực. Các phòng nghiệp vụ và phục vụ nghiên cứu thống nhất theo quy định của Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam bao gồm các phòng Hành chính – Tổ chức, Quản lý khoa học – Hợp tác Quốc tế, Thư viện.

Song song với các hoạt động kiện toàn về hành chính và tổ chức, việc triển khai các hoạt động khoa học cũng

đã được tiến hành. Do nhiệm vụ mà Viện nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng đảm nhiệm đã mở rộng, lãnh đạo Viện đã chủ động đề xuất với Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam điều chỉnh một số đề tài nghiên cứu cấp Bộ của Viện về địa điểm nghiên cứu và đã được Chủ tịch Viện phê duyệt.

Trong năm 2013, hoạt động khoa học của Viện tập trung triển khai đề tài  “” là đề tài cấp nhà nước do TS. Nguyễn Đức Đồng làm chủ nhiệm; 03 đề tài cấp Bộ là các đề tài “” do PGS. TS. Vũ Tuấn Huy, TS. Lê Anh Vũ và TS. Lương Thị Thu Hằng làm chủ nhiệm. Đề tài cấp Nhà nước do TS. Lương Thị Thu Hằng làm chủ nhiệm đã được phê duyệt và đang trong quá trình hoàn thành các thủ tục để ký kết hợp đồng.

Trên cơ sở hệ đề tài cấp cơ sở đã được phê duyệt, viện đã tiến hành ký hợp đồng với các chủ nhiệm đề tài. Công tác quản lý khoa học được củng cố nhằm nâng cao nâng cao năng lực nghiên cứu cũng như kỷ luật về hành chính cho cán bộ trẻ.

Tạp chí của Viện ngay từ khi thành lập đã mang tên “Phát triển bền vững Vùng”. Vì vậy, tên, nội dung và hình thức của tạp chí không có sự thay đổi. Kể từ khi đi vào hoạt động đến nay từ tháng 6 năm 2011, tạp chí Phát triển bền vững Vùng đã ra được 7 số theo từng chuyên đề: những vấn đề chung về phát triển bền vững; phát triển bền vững nguồn nhân lực; phát triển bền vững nông thôn, cải cách chính quyền đô thị và phát triển bền vững đô thị; văn hóa và phát triển bền vững; môi trường và phát triển bền vững; thể chế và phát triển bền vững. Tạp chí đã từng bước hình thành đội ngũ cộng tác viên là các nhà khoa học, quản lý trong và ngoài viện. Tạp chí phát triển bền vững vùng đã thu hút được sự quan tâm của các độc giả là các nhà khoa học. Hoạt động trong thời gian tới của tạp chí theo hướng giới thiệu các kết quả nghiên cứu mới ở trong nước và thế giới, góp phần nâng cao hiểu biết và góp phần vào sự hình thành của ngành khoa học mới vê sự bền vững.

Trong những năm tới, việc kiện toàn cơ cấu – tổ chức, quản lý hành chính và quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của viện cần được đẩy mạnh để đáp ứng với nhu cầu phát triển của Viện.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết