Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Nguyễn Vương
Tóm tắt: Nghiên cứu này có mục tiêu xây dựng và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến phát triển du lịch bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Các phương pháp được sử dụng bao gồm phân tích thống kê mô tả, phân tích độ tin cậy của thang đo Cronbach Alpha, EFA, CFA và SEM. Dữ liệu được thu thập từ khảo sát 689 đối tượng trong ngành du lịch. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 9 nhóm nhân tố phát triển du lịch bền vững vùng ĐBSCL theo thứ tự ảnh hưởng từ cao đến thấp là: (1) Môi trường; (2) Cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch; (3) Cơ sở hạ tầng – kỹ thuật; (4) Kinh tế; (5) Biến đổi khí hậu; (6) Các bên liên quan; (7) An ninh và An toàn; (8) Thể chế và Chính sách và (9) Văn hóa – Xã hội. Kết quả nghiên cứu sẽ là tài liệu có giá trị giúp xây dựng các chính sách phù hợp để thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển du lịch vùng ĐBSCL hiện nay và trong thời gian tới.
Từ khóa: Đồng bằng sông Cửu Long; Mô hình cấu trúc tuyến tính; Phát triển du lịch bền vững; Phân tích nhân tố.
............
Bài đăng trên Tạp chí Phát triển bền vững Vùng số 3(2021).
(Tham khảo thông bài viết xin liên hệ trực tiếp:
- Bộ phận Tạp chí Phát triển bền vững Vùng
Địa chỉ: Tầng 8, Số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội
- Bộ phận Thư viện Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng
Địa chỉ: Tầng 8. Số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội
Nhân viên Thư viện: Nguyễn Thị Đậm (ĐT: 0986534092, Email: dam.sdin@gmail.com)