Chuỗi giá trị thanh long vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Nghiên cứu trường hợp tỉnh Long An và Tiền Giang
Nguyễn Thị Hằng Nga
Nguyễn Tri Khiêm
Tóm tắt: Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trồng thanh long đứng thứ hai cả nước. Thanh long trồng tại vùng này có lợi thế cạnh tranh về chất lượng do khác biệt về điều kiện tự nhiên so với các vùng khác trong cả nước. Tuy nhiên, sản xuất và tiêu thụ thanh long vẫn còn nhiều vấn đề như thông tin thị trường thiếu, giá bán chưa ổn định, lệ thuộc rất lớn vào thị trường Trung Quốc; nông dân còn sản xuất nhỏ lẻ, hợp tác sản xuất còn yếu, sản xuất theo GAP còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu thị trường về số lượng và chất lượng, giá thấp vào vụ thuận, sâu bệnh nhiều do ảnh hưởng biến đổi khí hậu, thiếu hậu cần sơ chế và chế biến để nâng cao giá trị gia tăng của thanh long. Nghiên cứu này dựa vào lý thuyết chuỗi giá trị của Kaplinsky & Morris (2001) và phương pháp liên kết chuỗi giá trị của GTZ Eschborn (2007), sử dụng bộ công cụ phân tích chuỗi giá trị của Võ Thị Thanh Lộc và Nguyễn Phú Son (2013) và sự tham gia của các tác nhân tham gia chuỗi. Mục tiêu nghiên cứu bao gồm (1) đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ thanh long vùng Đồng bằng sông Cửu Long, (2) phân tích chuỗi giá trị thanh long và (3) đề xuất các giải pháp chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị. Các kết quả phân tích sẽ là cơ sở xây dựng các chính sách và giải pháp phù hợp.
--------------------------------------------------------
Bài đăng trên Tạp chí Phát triển bền vững Vùng số 4(2021).
(Tham khảo thông bài viết xin liên hệ trực tiếp:
- Bộ phận Tạp chí Phát triển bền vững Vùng
Địa chỉ: Tầng 8, Số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội
- Bộ phận Thư viện Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng
Địa chỉ: Tầng 8. Số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội
Nhân viên Thư viện: Nguyễn Thị Đậm (ĐT: 0986534092, Email: dam.sdin@gmail.com)