Sinh hoạt khoa học của Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng
Ngày 28 tháng 10 năm 2015, Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng đã tổ chức buổi sinh hoạt khoa học cho đề tài cấp Cơ sở thực hiện năm 2015. Mục đích của buổi sinh hoạt là nhằm rà soát, kiểm tra tiến độ và đánh giá chất lượng thực hiện đề tài cấp Cơ sở của Viện, đồng thời đóng góp ý kiến cho các chủ nhiệm đề tài hoàn thiện báo cáo tổng hợp được tốt hơn.
Toàn cảnh buổi sinh hoạt khoa học |
Đến dự buổi sinh hoạt khoa học có PGS.TS. Bùi Quang Tuấn, Viện trưởng; TS.Lê Anh Vũ, Phó Viện trưởng, các trưởng phòng chuyên môn, cùng toàn thể các chủ nhiệm đề tài cấp cơ sở của Viện. PGS.TS Bùi Quang tuấn, chủ trì hội thảo đã phát biểu khai mạc hội thảo. Viện trưởng nhấn mạnh đây là một hoạt động khoa học thường niên của Viện, là nơi mà các cán bộ nghiên cứu trẻ có thể học hỏi và trao đổi kinh nghiệm. Qua buổi sinh hoạt khoa học này lãnh đạo viện có thể rà soát việc thực hiện các đề tài cấp cơ sở xem có đảm bảo nội dung đã xác định trước đây không; các chủ nhiệm đề tài thực hiện có đúng tiến độ không. Qua phần trình bày của mình, chủ nhiệm đề tài sẽ chỉ ra các mặt thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai đề tài. Từ những vướng mắc của chủ nhiệm đề tài, lãnh đạo viện và các cán bộ nghiên cứu có kinh nghiệm có thể chia sẻ để giải quyết các vướng mắc đó, tư vấn góp ý để chủ nhiệm đề tài hoàn thiện báo cáo tổng hợp.
Tại buổi sinh hoạt khoa học, 09 báo cáo đã được các chủ nhiệm đề tài trình bày ngắn gọn và khoa học. (1) Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về giảm nghèo bền vững ở
Ths. Lương Thùy Dương trình bày báo cáo |
đô thị lớn, ThS. Lê Thị Thanh Bình; (2) Năng lực thích ứng của cộng đồng nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu: nghiên cứu trường hợp xã Quảng Cư, thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, ThS. Trịnh Thị Tuyết Dung; (3) Tổng quan lý luận về nghèo đa chiều và ứng dụng trong trường hợp của Việt Nam, ThS. Lương Thùy Dương; (4) Phát huy lợi thế so sánh của một số cây trồng chủ lực ở Tây Nguyên của NCV. Nguyễn Dương Hoa; (5) Khả năng tiếp cận của các hộ nghèo đến dịch vụ giáo dục ở tỉnh Đắk Lắk, ThS. Nguyễn Thị Đào; (6) Tiêu dùng của dân cư đô thị: Nghiên cứu trường hợp thành phố Đà Nẵng, ThS. Lê Thị Thu Hiền; (7) Vai trò của tín dụng vi mô cho phát triển nông nghiệp, nông thôn: trường hợp xã Thượng Mỗ, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội, ThS. Đỗ Thị Ngân; (8) Nước sạch và vệ sinh môi trường của người dân vùng Bắc Bộ hiện nay: Trường hợp tại thị trấn Yên Ninh, Yên Khánh, Ninh Bình, ThS. Phan Thị Song Thương; (9) Kinh nghiệm quốc tế về quản lý chất thải rắn đô thị theo mô hình 3R (giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế), bài học cho Việt Nam, ThS. Nguyễn Thị Thục.
Nội dung chủ yếu của các báo cáo là trình bày mục tiêu nghiên cứu, vấn đề và phương pháp nghiên cứu trên kết quả tổng thuật tư liệu, tài liệu cáo liên quan đến chủ đề nghiên cứu mà đề tài hướng tới, từ đó đã đưa ra dự thảo nội dung báo cáo tổng hợp nêu được một số kết luận, kiến nghị chung của báo cáo.
Nguồn: Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng