Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại khu vực Đồng bằng song Cửu Long: Những nhân tố cản trở
Nguyễn Duy Linh Thảo
Nguyễn Minh Hùng
Tóm tắt: Đối với Việt Nam nói chung và vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hình thành và phát triển mạnh từ sau năm 1986, khi Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới, và đặc biệt là sau năm 1995 khi Việt Nam gia nhập ASEAN. Theo Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu, Chính phủ khuyến khích thu hút đầu tư vào các lĩnh vực phát triển hạ tầng, kết hợp phát triển du lịch, ưu tiên bố trí nguồn lực cho các dự án, công trình có tính liên kết vùng, phục vụ đa mục tiêu, kết hợp giao thông, thủy lợi, sử dụng thông minh nguồn nước, hạn chế tác động bất lợi do biến đổi khí hậu, thiên tai liên quan đến nước. Tuy nhiên, kết quả FDI tại vùng ĐBSCL chưa sánh được với những vùng khác cả về số lượng dự án cũng như quy mô vốn đầu tư, mặc dù tiềm năng rất lớn. Bài viết này tìm hiểu những nguyên nhân cản trở dòng FDI vào vùng ĐBSCL, góp phần đưa ra luận cứ khoa học có độ tin cậy, giúp cho các tỉnh/thành phố trong khu vực này khắc phục, cải tiến, để có những sáng kiến đột phá thu hút dòng FDI chất lượng phục vụ mục tiêu phát triển bền vững.
Bài đăng trên Tạp chí Phát triển bền vững Vùng số 2 (2022).
----------------------------------------------------------------------------------------------------
(Tham khảo thông bài viết xin liên hệ trực tiếp:
- Bộ phận Tạp chí Phát triển bền vững Vùng
Email: tcptbvv@gmail.com – ĐT: 84-024-22423138
- Bộ phận Thư viện Viện
Nguyễn Thị Đậm (ĐT: 0986534092, Email: dam.sdin@gmail.com)