• Tiếng Việt
  • Tiếng Anh
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Nghèo đa chiều của nhóm dân tộc thiểu số di cư ở tỉnh Lâm Đồng

     Tóm tắt:

      Nghiên cứu dưới đây đã xây dựng một số chỉ báo đo lường nghèo đa chiều dựa trên bộ chỉ báo của Bộ Lao động, thương binh và xã hội, đồng thời, thay đổi hai chỉ báo tiếp cận dịch vụ cơ bản. Với đối tượng nghiên cứu là nhóm dân tộc thiểu số (DTTS) di cư từ miền núi phía Bắc tới địa bàn tỉnh Lâm Đồng, số lượng mẫu nghiên cứu của đề tài là 180 hộ gia đình người DTTS di cư trên địa ba huyện: Bảo Lâm, Đức Trọng và Đam Rông. Kết quả phân tích cho thấy tuy tỷ lệ người DTTS di cư trong mẫu nghiên cứu có thu nhập ở mức nghèo không cao, nhưng thiếu hụt ở các chiều cạnh dịch vụ cơ bản như giáo dục đào tạo với người lớn, tiếp cận nước sạch và tài sản tiếp cận thông tin lại có tỷ lệ tương đối cao. Mô hình hồi quy cũng đã được sử dụng và chỉ ra rằng, thu nhập bình quân của hộ gia đình bị ảnh hưởng rất nhiều bởi quy mô gia đình, nghề nghiệp của chủ hộ và số năm hộ gia đình đó di cư đến địa bàn nghiên cứu. Trong khi đó, việc thiếu hụt các chiều cạnh dịch vụ cơ bản lại bị ảnh hưởng bởi việc hộ đó có thuộc gia đình có đối tượng chính sách xã hội không, và số năm họ di cư đến địa bàn.

     NỀN TẢNG NGHIÊN CỨU
     (BACKGROUND)
     Nền tảng khái niệm

      Chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2016 – 2020 đã được ban hành theo quyết định số 59/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ vào tháng 9 năm 2015 (QĐ số 59/2015/QĐ-TTg). Đây là một dấu mốc thể hiện sự thay đổi đáng kể trong cách đo lường và đánh giá nghèo của Việt Nam, từ việc đánh giá nghèo thông qua tiêu chí thu nhập sang đánh giá sử dụng cách tiếp cận đa chiều.
     Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tổ chức tại Copenhagen, Đan Mạch năm 1995 đã đưa ra định nghĩa về nghèo như sau: “Người nghèo là tất cả những ai có thu nhập thấp mỗi ngày hơn 1 đô la Mỹ (USD), là số tiền được coi như đủ để mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại”. Ngân hàng thế giới (WB) lại tính chuẩn nghèo theo 4 nhóm nước là chậm phát triển, đang phát triển, phát triển và những nước công nghiệp phát triển. Theo đó, những cá nhân được coi là nghèo tại các nước chậm phát triển có thu nhập dưới 0,5USD/ngày; ở nước đang phát triển là từ 1 đến 2USD/ngày; tại các nước Châu Âu  là 4USD/ngày và tại các nước công nghiệp phát triển là 14,4 USD/ngày. Quan điểm truyền thống về nghèo được thể hiện qua những khía cạnh sau: (i) sự thiếu thốn một trong các yếu tố dịch nào hoặc hàng hóa cụ thể hay vô hình.; (ii) là sự tủng thiếu về vật chất chứ không phải hành vi, niềm tin, hạnh phúc, hay mức độ thỏa mãn;(iii) Chuẩn nghèo cần tập trung vào nhóm xã hội mà nó vượt quá khả năng của họ; (iv) Đánh giá khả năng tiếp cận hàng hóa và dịch vụ chủ yếu dựa trên đánh giá thu nhập cần thiết; (v) Liên quan đến bất bình đẳng. Có thể thấy, quan niệm truyền thống chỉ tập trung vào nguồn lực vật chất để xác định nghèo. Quan niệm truyền thống đã bỏ quan các yếu tố tác động (giá trị, niềm tin, hạnh phúc), chỉ tập trung vào đánh giá nguồn lực vật chất để xác định nghèo, đồng thời không phản ánh hết những ảnh hưởng của tình trạng nghèo đến người nghèo.
     Nhằm khắc phục những hạn chế của quan niệm cũ, Tổ chức Liên hợp quốc (2008) đã đưa ra một định nghĩa mới. Theo đó, nghèo là việc thiếu thống năng lực tối thiểu để tham gia vào các hoạt động xã hội một cách hiệu quả. Nghèo còn là việc thiếu thốn đồ ăn, quần áo, không được tiếp cận trường học, không được khám chữa bệnh, thiếu công cụ lao động (đất đai…) hoặc không được tiếp cận tín dụng (vay vốn…). Nghèo cũng đồng nghĩa với việc không có quyền, bị bạo hành, bị loại trừ và sống trong các điều kiện không an toàn. Nghèo
cũng là sự thiếu hụt các cơ hội tham gia, có tiếng nói về mặt kinh tế, xã hội và chính trị. Định nghĩa này cho thấy, nghèo có thể được đo lường bằng các tiêu chí thu nhập hoặc phi thu nhập.

        ..............(Còn tiếp)

Chi tiết xin xem file đính kèm


Tập tin đính kèm
Nguồn:Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...