Bức tranh sinh kế người nông dân Việt Nam trong thời kỳ hội nhập (1990-2018) .- Đặng Kim Khôi và Trần Công Thắng (Chủ biên)/ Sách chuyên khảo
Năm xuất bản: 2019
Số trang: 180
Chủ biên: Đặng Kim Khôi và Trần Công Thắng (Chủ biên)
Quá trình đổi mới từ giữa thập niên 1098 đã tạo nên một nền nông nghiệp Việt Nam phát triển thần kỳ với những thành tựu nổi bật về xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an ninh lương thưc, tăng trường xuất khẩu… Bộ mặt nông thôn đã có những thay đổi rõ rệt, thu nhập và điều kiện sống của nông dân được cải thiện đáng kể đã tạo nên một bức tranh sinh động ở vùng nông thôn ở nước ta hiện nay. Tính đến thời điểm hiện nay, Việt Nam đã tham gia 12 hiệp định thương mại tự do mở ra thị trường thế giới rộng lớn, tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp hướng mạnh đến xuất khẩu. Tuy nhiên, để đạt được những hiệu quả đó thì việc tiếp cận thị trường, tiêu chuẩn kỹ thuật, năng lực cạnh tranh còn là một yếu tố rất quan trọng và cần có một nền nông nghiệp hiện đại, có quy mô đủ lớn, đảm bảo chất lượng và tiêu chuẩn thị trường, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến mới. Đặc biệt, với sự phát triển của cuộc cách mạng 4.0 là một cơ hội để nông nghiệp Việt Nam đi vào một nền nông nghiệp thông minh, kết nối mạnh mẽ với thị trường. Tuy nhiên, nó cũng kéo theo những mặt khác tạo nên sức ép và nguy cơ cho lực lượng lao động đang rời khỏi nông thôn để chuyển sang lĩnh vực khác phi nông nghiệp.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra những vấn đề thực trạng trên thông qua các cuộc khảo sát, điều tra tiếp cận từ các hộ gia đình nông thôn Việt Nam như: Điều tra dữ liệu khảo sát mức sống gia đình Việt Nam (VHLSS) hay Điều tra tiếp cận nguồn lực gia đình nông thôn Việt Nam (VARHS) để có được những nhận định và đánh giá vấn đề. Để khắc phục được cách xem xét bức tranh tổng quát của các nghiên cứu định lượng và việc chỉ ra được bức tranh chung để có những chính sách phù hợp cho việc phát triển nguồn lực con người, về sinh kế của người nông dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, nhóm nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Thị trường và Thể chế nông nghiệp (AMI) – Học viện Nông nghiệp đã phối hợp với nhóm nghiên cứu của Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD) thực hiện quyển sách “Bức tranh sinh kế người nông dân Việt Nam trong thời kỳ hội nhập (1990-2018).
Kết cấu cuốn sách gồm 10 chương cụ thể như sau:
Chương I. Khái niệm nông dân Việt Nam
Chương II. Chiến lược và hình thức tổ chức sản xuất và kinh doanh của nông dân
Chương III. Thu nhập, chi tiêu và tích lũy của nông dân
Chương IV. Đất đai và tài sản của nông dân
Chương V. Y tế, dinh dưỡng, sức khỏe, trình độ học vấn của nông dân
Chương VI. Lao động và việc làm của nông dân
Chương VII. Tương tác của nông dân với chính sách Nhà nước và chính quyền
Chương VIII. Rủi ro và cơ chế ứng phó của nông dân
Chương IX. Cơ hội và thách thức với nông dân trong tương lai
Chương X. Khuyến nghị chính sách
Với kết cấu 10 chương, cuốn sách đã nghiên cứu phân tích bức tranh sinh lế hộ nông dân Việt Nam trên phạm vi cả nước, so sánh giữa các vùng sinh thái nông nghiệp chính, so sánh thành thị và nông thôn, trong một số trường hợp có so sánh giữa Việt Nam và quốc tế. Nghiên cứu tập trung phân tích trong giai đoạn 30 năm đổi mới (1986-2018) nhưng tập trung phân tích sâu hơn ở giai đoạn 1995-2018. Đây là giai đoạn Việt Nam bắt đầu quá trình sâu rộng về hội nhập quốc tế, công nghiệp hiện đại hóa và đô thị hóa, tác động sâu sắc đến sinh kế hộ nông dân. Đây cũng là giai đoạn các số liệu thứ cấp liên quan đến sinh kế hộ nông dân phong phú hơn. Cuốn sách dựa trên khung phân tích sinh kế được sử dụng rộng rãi nhất là của Bộ Phát triển Quốc tế Anh (DFID 2003) để đánh giá các khía cạnh về đời sống của người nông dân Việt Nam.
Thư viện Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng xin trân trọng giới thiệu quý độc giả về nội dung cuốn sách. Hy vọng đây là cuốn tài liệu bổ ích đối với độc giả tham khảo. Mọi thông tin tham khảo chi thiết, bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp với bộ phận Thư viện Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng theo số Điện thoại của thủ thư: Nguyễn Thị Đậm - 0986.534.092. email: dam.sdin@gmail.com.
Xin trân trọng giới thiệu!