• Tiếng Việt
  • Tiếng Anh
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Vai trò của người cao tuổi trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị của lễ hội truyền thống(*)

Đặng Thị Hoa

Tóm tắt: Người cao tuổi luôn giữ vị trí quan trọng trong các hoạt động giữ gìn giá trị cốt lõi của lễ hội truyền thống. Bài viết dựa vào kết quả khảo sát thực địa tại 7 tỉnh về vai trò của người cao tuổi trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị của lễ hội truyền thống. Kết quả nghiên cứu cho thấy, người cao tuổi luôn là người tổ chức, sắp xếp, thực thi các nghi lễ chủ yếu của lễ hội và hướng dẫn chuyển giao cho các thế hệ con cháu. Bên cạnh đó, người cao tuổi còn bảo tồn các tri thức quan trọng liên quan đến lễ hội như các truyền thuyết, niềm tin tín ngưỡng và có những ý kiến góp ý quan trọng đối với chính quyền địa phương về phương thức quản lý và tổ chức lễ hội. Với sự tham gia của người cao tuổi, lễ hội truyền thống đã và đang được bảo tồn và phát huy các giá trị trong bối cảnh hiện đại và phát triển hiện nay.

Từ khóa: Di sản; Lễ hội truyền thống; Người cao tuổi; Văn hóa truyền thống.

Mở đầu[1]

Văn hóa Việt Nam có rất nhiều câu thành ngữ, tục ngữ nói về vị trí, vai trò của người cao tuổi trong xã hội như: “Gừng càng già càng cay,  “Thổ công là cha”  hay “Già quen việc, trẻ quen ăn”... Người cao tuổi, với những kinh nghiệm từng trải của họ luôn là chỗ dựa, là kho tàng tri thức kinh nghiệm cho các lớp thế hệ đời sau tiếp nối. Người cao tuổi trong văn hóa Việt Nam luôn được kính trọng và trở thành những biểu tượng tinh thần trong mỗi gia đình, dòng họ và cộng đồng.

      Lễ hội là một trong những loại hình di sản văn hóa phổ biến nhất trong cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam. Lễ hội truyền thống là nơi khởi nguồn, gìn giữ và bồi đắp những giá trị văn hóa của cộng đồng. Tổ chức lễ hội truyền thống luôn là mối quan tâm đặc biệt của cộng đồng. Trong đó, người cao tuổi với kho tàng tri thức, kinh nghiệm trong các hoạt động tổ chức nghi lễ, trò chơi,... luôn là những người nắm giữ hồn cốt của lễ hội, bảo tồn và phát huy các giá trị của lễ hội thông qua các nghi thức cúng tế, bài văn tế hay cả những hình thức tổ chức của các lễ hội. Cho đến nay, hầu hết các hoạt động nghi lễ, tổ chức lễ hội truyền thống đều do người cao tuổi nắm giữ, bảo tồn, vì vậy, người cao tuổi không chỉ là người giữ lại các lễ hội mà họ đã và đang được sống với các lễ hội. Lễ hội trở thành một nguồn sống, gắn với giá trị tinh thần của người cao tuổi và ngược lại, người cao tuổi luôn là người giữ lại các hồn cốt của lễ hội.

      Các nghiên cứu về lễ hội đã có khá nhiều, phần lớn các công trình nghiên cứu tập trung mô tả các nghi thức, nghi lễ của lễ hội, các giá trị văn hóa và giá trị kinh tế của lễ hội. Nhiều công trình đã bàn luận, phân tích về sự mai một của lễ hội trong bối cảnh phát triển và hội nhập hiện nay nhưng chưa có công trình nào đề cập đến vấn đề bảo tồn, duy trì và phát triển lễ hội của những người chủ nhân của lễ hội tại cộng đồng, đặc biệt là vai trò của người cao tuổi. Vậy, trên thực tế, người cao tuổi đã tham gia vào các hoạt động duy trì và phát triển lễ hội như thế nào và họ có vai trò gì trong bảo tồn và truyền bá lễ hội cho các thế hệ tiếp nối. Bài viết sử dụng dữ liệu khảo sát thực địa năm 2019 - 2020 đối với 1.394 người cao tuổi (từ 60 đến 75 tuổi, trong đó có 852 nam và 542 nữ; 949 người là dân tộc Kinh; 129 dân tộc Chăm; 99 dân tộc Hmông; 79 dân tộc Khơ me; 101 dân tộc Ê đê và một số ít là dân tộc khác). Cuộc điều tra được thực hiện tại 7 tỉnh: Thái Bình, Thanh Hóa, Sóc Trăng, Lạng Sơn, Ninh Thuận, Tây Ninh và Đắk Lắk. Đây là kết quả khảo sát thực địa của đề tài cấp nhà nước về “Vai trò của người cao tuổi trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trong thời kỳ hội nhập”. Câu hỏi nghiên cứu đặt ra là: vai trò của người cao tuổi trong tổ chức, bảo tồn và phát huy các giá trị của lễ hội hiện nay như thế nào? Người cao tuổi đã và đang làm gì trong bối cảnh lễ hội đang có nhiều biến đổi và đã truyền dạy, bảo tồn, gìn giữ những gì từ hoạt động của lễ hội trong cộng đồng hiện nay.

Chi tiết xin liên hệ bộ phận Tạp chí hoặc Bộ phận Thư viện:

Phụ trách Bộ phận Thư viện: Nguyễn Thị Đậm - ĐT: 0986534092 - Email: dam.sdin@gmail.com


* Bài viết là kết quả nghiên cứu của đề tài cấp nhà nước Vai trò của người cao tuổi trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trong thời kỳ hội nhập”, mã số ĐTĐL: XH-10/18 do Viện Nghiên cứu Người cao tuổi thực hiện từ năm 2019-2021.


Nguồn:Tạp chí Phát triển bền vững vùng số 1 năm 2021 Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...