Đoàn ra của Chủ nhiệm đề tài TS. Lê Anh Vũ làm việc tại Thái Lan
Trong khuôn khổ Đề tài cấp Nhà nước “Phát triển kinh tế hộ và kinh tế trang trại gắn với xóa đói giảm nghèo bền vững ở Tây Nguyên” (TN3/X19) thuộc Chương trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước “Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên” (Chương trình Tây Nguyên 3, Mã số KHCN-TN3/11-15). Đoàn đã có chuyến khảo sát và làm việc tại Thái Lan với Viện Công nghệ Châu Á
Trong khuôn khổ Đề tài cấp Nhà nước “Phát triển kinh tế hộ và kinh tế trang trại gắn với xóa đói giảm nghèo bền vững ở Tây Nguyên” (TN3/X19) thuộc Chương trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước “Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên” (Chương trình Tây Nguyên 3, Mã số KHCN-TN3/11-15). Đoàn đã có chuyến khảo sát và làm việc tại Thái Lan với Viện Công nghệ Châu Á
Đoàn công tác đã xác lập được mối quan hệ hiểu biết và khả năng hợp tác lâu dài trong tương lai với các đối tác. Đặc biệt đoàn đã trao đổi và học hỏi được một số kinh nghiệm áp dụng vào Việt Nam
Nhìn từ cách làm của đất nước bạn, đoàn công tác nhận thấy rằng mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững của chúng ta còn có nhiều việc phải làm. Trước mắt cần có cơ chế chính sách để làm cho nông dân yên tâm sản xuất mà không phải mang nỗi lo thường trực vì “được mùa mất giá, được giá mất mùa” hoặc đầu ra không ổn định. Tạo điều kiện cho các trang trại, các vùng chuyên canh phát triển mạnh mẽ để trở thành nơi cung ứng nguyên liệu dồi dào cho công nghiệp chế biến. Đầu tư, khuyến khích phát triển các trung tâm nghiên cứu, ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp, có cơ chế phối hợp đồng bộ giữa ba nhà: Nhà nông-nhà khoa học và Nhà nước. Sớm áp dụng các định chế của quốc gia và quốc tế cho các sản phẩm hướng đến một nền sản xuất nông nghiệp sạch, tạo ra những thương hiệu có uy tín về gạo, cà phê, trái cây và các loại thủy sản Việt Nam trên thị trường thế giới.
| Nguồn: Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng |